Kinh ngạc lời tiên tri linh nghiệm về Hoàng thái hậu cuối cùng Việt Nam

Cuộc đời của Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng thái hậu trải qua đủ sóng gió. Số phận bà ứng với lời tiên tri linh nghiệm của một ông thầy địa lý...

Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng thái hậu là thân mẫu vua Bảo Đại và là Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuộc đời bà gắn chặt với những thăng trầm của triều đại nhà Nguyễn.

Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng thái hậu là thân mẫu vua Bảo Đại và là Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Cuộc đời bà gắn chặt với những thăng trầm của triều đại nhà Nguyễn.

Đức Từ Cung tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh năm 1890. Gia đình bà tuy có cha là quan tri huyện nhưng có cuộc sống rất khó khăn.

Đức Từ Cung tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh năm 1890. Gia đình bà tuy có cha là quan tri huyện nhưng có cuộc sống rất khó khăn.

Sau này, vì gia cảnh khốn khó nên bà được “tiến” vào cung làm thị nữ hầu hạ cho hai vợ góa của vua Đồng Khánh là bà Thánh cung Nguyễn Thị Nhàn và bà Tiên cung Dương Thị Thục.

Sau này, vì gia cảnh khốn khó nên bà được “tiến” vào cung làm thị nữ hầu hạ cho hai vợ góa của vua Đồng Khánh là bà Thánh cung Nguyễn Thị Nhàn và bà Tiên cung Dương Thị Thục.

Tại đây, duyên phận đã giúp bà gặp được Phụng hóa công Nguyễn Phước Bửu Đảo (vua Khải Định sau này), là con trai cả của vua Đồng Khánh. Vẻ ngoài nhu mì, hiền lành của bà đã khiến hoàng tử rung động.

Tại đây, duyên phận đã giúp bà gặp được Phụng hóa công Nguyễn Phước Bửu Đảo (vua Khải Định sau này), là con trai cả của vua Đồng Khánh. Vẻ ngoài nhu mì, hiền lành của bà đã khiến hoàng tử rung động.

Năm 1913, bà hạ sinh hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này), người con duy nhất của vua Khải Định. Mặc dù sinh hoàng tử nhưng bà không được nuôi con. Vĩnh Thụy được Tiên Cung Thái hậu đón về cung, tự chăm sóc và nuôi nấng.

Năm 1913, bà hạ sinh hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này), người con duy nhất của vua Khải Định. Mặc dù sinh hoàng tử nhưng bà không được nuôi con. Vĩnh Thụy được Tiên Cung Thái hậu đón về cung, tự chăm sóc và nuôi nấng.

Năm 1916, bà Hoàng Thị Cúc được vua phong là Huệ tần, tiếp đến là Huệ phi, bậc thứ hai (nhị giai phi) trong cửu giai 9 bậc mà các vua triều Nguyễn phong cho các phi tần của mình.

Năm 1916, bà Hoàng Thị Cúc được vua phong là Huệ tần, tiếp đến là Huệ phi, bậc thứ hai (nhị giai phi) trong cửu giai 9 bậc mà các vua triều Nguyễn phong cho các phi tần của mình.

Sau khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại lên ngôi tôn phong cho mẹ mình là Đoan Huy Hoàng thái hậu, người dân Huế tôn kính gọi bà là Đức Từ Cung hay Đức Từ.

Sau khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại lên ngôi tôn phong cho mẹ mình là Đoan Huy Hoàng thái hậu, người dân Huế tôn kính gọi bà là Đức Từ Cung hay Đức Từ.

Theo sử liệu, sinh ra trong gia đình quan lại cấp thấp, hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng sự chịu khó, đức tính cần cù, Đức Từ Cung không ngừng phấn đấu rèn luyện cả chữ Hán, Pháp văn và Quốc ngữ, cùng với các nghi lễ, văn hóa ứng xử cung đình và cả trên trọng trách mà bà đảm nhiệm. Cuộc đời bà gắn liền với câu chuyện truyền miệng mang màu sắc tâm linh. Chuyện kể rằng, thời xưa, ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên -Huế, có một ông thầy địa lý đã nhìn mộ ông tri huyện Hoàng Trọng Tích mà phán rằng "Họ này sẽ phát hoàng hậu".

Theo sử liệu, sinh ra trong gia đình quan lại cấp thấp, hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng sự chịu khó, đức tính cần cù, Đức Từ Cung không ngừng phấn đấu rèn luyện cả chữ Hán, Pháp văn và Quốc ngữ, cùng với các nghi lễ, văn hóa ứng xử cung đình và cả trên trọng trách mà bà đảm nhiệm. Cuộc đời bà gắn liền với câu chuyện truyền miệng mang màu sắc tâm linh. Chuyện kể rằng, thời xưa, ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên -Huế, có một ông thầy địa lý đã nhìn mộ ông tri huyện Hoàng Trọng Tích mà phán rằng "Họ này sẽ phát hoàng hậu".

Ai nghe xong câu ấy cũng cười, coi đấy là lời phán bừa. Ai ngờ, sau đó, con gái ông huyện lại trở thành Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, tức Đức Từ Cung. Ở ngôi vị Hoàng thái hậu cao sang, nhưng Đức Từ Cung vẫn sống một cuộc đời bình dị, gạt bỏ những thị phi để bảo vệ danh dự cho hoàng gia, gìn giữ gia phong cho "đệ nhất gia đình" của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.

Ai nghe xong câu ấy cũng cười, coi đấy là lời phán bừa. Ai ngờ, sau đó, con gái ông huyện lại trở thành Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, tức Đức Từ Cung. Ở ngôi vị Hoàng thái hậu cao sang, nhưng Đức Từ Cung vẫn sống một cuộc đời bình dị, gạt bỏ những thị phi để bảo vệ danh dự cho hoàng gia, gìn giữ gia phong cho "đệ nhất gia đình" của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.

Lúc triều đình nhà Nguyễn cáo chung, vua Bảo Đại lưu vong nơi xứ người, Đức Từ Cung vẫn "neo giữ" cả thể xác và tâm hồn ở Huế. Bà tự bỏ tiền túi để sửa chữa Thái Miếu, Hưng Miếu, cùng các tôn lăng của các thành viên hoàng gia triều Nguyễn.

Lúc triều đình nhà Nguyễn cáo chung, vua Bảo Đại lưu vong nơi xứ người, Đức Từ Cung vẫn "neo giữ" cả thể xác và tâm hồn ở Huế. Bà tự bỏ tiền túi để sửa chữa Thái Miếu, Hưng Miếu, cùng các tôn lăng của các thành viên hoàng gia triều Nguyễn.

Ngoài ra, Đức Từ Cung còn được đánh giá là có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam vào đầu thập niên 1930.

Ngoài ra, Đức Từ Cung còn được đánh giá là có nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam vào đầu thập niên 1930.

Bà duy trì các hoạt động cúng bái, lễ nghi nơi tôn miếu và lăng tẩm các vị vua Nguyễn.

Bà duy trì các hoạt động cúng bái, lễ nghi nơi tôn miếu và lăng tẩm các vị vua Nguyễn.

Đặc biệt, nhờ những nỗ lực của bà mà đoàn Ba Vũ - đoàn ca múa cung đình thời Nguyễn được duy trì cho đến ngày hòa bình lập lại. Nhờ vậy mà Huế mới giữ được một di sản văn hóa cung đình.

Đặc biệt, nhờ những nỗ lực của bà mà đoàn Ba Vũ - đoàn ca múa cung đình thời Nguyễn được duy trì cho đến ngày hòa bình lập lại. Nhờ vậy mà Huế mới giữ được một di sản văn hóa cung đình.

Những năm tháng cuối đời bà lại trở về cuộc sống cô đơn và nghèo khó, không có con cháu bên cạnh. Nhưng dù cuộc sống khó khăn, Đức Từ Cung vẫn làm tròn phận sự của mình với tổ tiên nhà Nguyễn cho đến giây phút cuối cùng.

Những năm tháng cuối đời bà lại trở về cuộc sống cô đơn và nghèo khó, không có con cháu bên cạnh. Nhưng dù cuộc sống khó khăn, Đức Từ Cung vẫn làm tròn phận sự của mình với tổ tiên nhà Nguyễn cho đến giây phút cuối cùng.

Đức Từ Cung mất ngày 3/10/1980, thọ 91 tuổi. Lăng mộ bà được xây cất ở làng Dương Xuân (Huế), cạnh lăng vua Đồng Khánh và vua Tự Đức.

Đức Từ Cung mất ngày 3/10/1980, thọ 91 tuổi. Lăng mộ bà được xây cất ở làng Dương Xuân (Huế), cạnh lăng vua Đồng Khánh và vua Tự Đức.

Hiện tư thất của bà trở thành Khu lưu niệm Đức Từ Cung, lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật và di vật có giá trị không chỉ của riêng bà mà còn của ba gia đình vua Đồng Khánh - Khải Định - Bảo Đại.

Hiện tư thất của bà trở thành Khu lưu niệm Đức Từ Cung, lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật và di vật có giá trị không chỉ của riêng bà mà còn của ba gia đình vua Đồng Khánh - Khải Định - Bảo Đại.

Mời độc giả xem video: Sinh viên thuê trọ giá rẻ trong các biệt thự. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kinh-ngac-loi-tien-tri-linh-nghiem-ve-hoang-thai-hau-cuoi-cung-viet-nam-1870213.html