Làm rõ quyền sở hữu di sản trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Sáng 26/6, thảo luận về Dự thảo Luật di sản văn hóa (sửa đổi), quy định về Sở hữu di sản văn hóa trong dự án Luật di sản văn hóa (sửa đổi) được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.

Cụ thể, tại khoản 3, điều 4 Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: “Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất... đều thuộc sở hữu toàn dân”, tuy nhiên, khoản 2 quy định: “Di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc Bảo tàng công lập; các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di sản tư liệu thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị công lập; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu không thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu riêng”. Đại biểu cho rằng, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với di sản văn hóa có sự mâu thuẫn về sở hữu toàn dân và không tách bạch được với sở hữu chung hoặc sở hữu riêng.

Dự thảo Luật di sản văn hóa sửa đổi được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7, QH khóa 15. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8./.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/lam-ro-quyen-so-huu-di-san-trong-du-thao-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-226906.htm