Lan tỏa phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, với một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là người lớn tuổi, công nhân, người buôn bán nhỏ, nông dân, khái niệm 'kỹ năng số' vẫn còn rất mơ hồ, thậm chí gây lo lắng. Hiểu được điều đó, tỉnh Bình Dương đã phát động phong trào 'Bình dân học vụ số', một phong trào học tập mang tính cách mạng thời đại số, lấy người dân làm trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau.

Phường Phú Cường ra mắt điểm phát sóng wifi công cộng miễn phí tại Công viên Phú Cường đểphục vụ người dân

Cuối tháng 4, khắp các khu phố, ấp trong tỉnh đã đồng loạt tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Phong trào được thiết kế với cách tiếp cận thực tế, dễ hiểu, dễ làm. Người dân được hướng dẫn tận tay cách cài đặt ứng dụng VNeID, tra cứu thông tin cánhân, ký số, thực hiện giao dịch hành chính công, thanh toán điện tử...

BàNguyễn Thị Minh, Trưởng ban Điều hành khu phố3, phường Phú Cường (TP.Thủ Dầu Một), cho biết địa phương sẽ tổchức các lớp “Bình dân học vụ số” miễn phí vào buổi tối hoặc cuối tuần ngay tại tổdân phố. Khu phố sẽ phân công cán bộtrẻ, đoàn viên, hội viên phụnữ hỗ trợ người dân từng bước. Mỗi buổi học chỉkhoảng 30 phút, học bằng video minh họa, ai cũng có thể tiếp cận. Khi tham gia lớp học, mọi người sẽ biết cách tra cứu giánông sản, để nhận trợ cấp bằng ví điện tử, để không bị lừa khi lướt mạng, để liên hệ với con cháu qua mạng xã hội…

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng ấp An Mỹ, xaÃn Sơn (TP.Thuận An) thìcho rằng phong trào này không chỉđơn thuần làmột chương trình giáo dục kỹ năng, màcòn làlời khẳng định chuyển đổi sốlàcon đường phát triển chung. “Chúng ta đang rút ngắn khoảng cách giữa thành thị vànông thôn, giữa người giàvàngười trẻ. Một xãhội văn minh, thuận tiện vaàn toàn sẽbắt đầu từ chính những thay đổi nhỏ, thiết thực như vậy”, ông Tiến nói.

Điểm đặc biệt của phong trào làmục tiêu xây dựng mô hình “Gia đình số”. Mỗi nhàcó ít nhất một người biết sử dụng công nghệ, để hỗ trợ lẫn nhau, lan tỏa tri thức vàkỹ năng. Chính quyền các cấp cùng vào cuộc, phối hợp cùng các tổchức đoàn thể, doanh nghiệp viễn thông… để hiện thực hóa mục tiêu phổcập kỹ năng sốđến 1,6 triệu người dân trưởng thành vào năm 2026.

Phong trào “Bình dân học vụsố” làmột phần trong chiến lược toàn diện thực hiện chuyển đổi sốQuốc gia, được Tỉnh ủy Bình Dương cụthể hóa bằng các chỉtiêu rõ ràng. Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, khẳng định Bình Dương đang xây dựng một xãhội sốtoàn diện, đồng bộ. Với phương châm “Triển khai nhanh chóng - Kết nối rộng khắp - Ứng dụng thông minh”, tỉnh kỳ vọng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy tinh thần cách mạng số“đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”, để kết nối con người với công nghệ, để mỗi người dân đều có thể làm chủ cuộc sống hiện đại.

Chú trọng “mạng lưới số” ở cơ sở

Đó là xây dựng mạng lưới “Đại sứ số” để phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng qua mô hình Người hướng dẫn (mentor) - Người học (mentee). Mỗi “mentor” hướng dẫn kỹ năng số cho ít nhất 5 “mentee”. Mỗi phường, xã bố trí ít nhất một nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn khi người dân đến làm thủ tục hành chính nhưng không đủ kỹ năng thao tác trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Phong trào “Gia đình số”: Mỗi hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia học tập, có hiểu biết về chuyển đổi số, kỹ năng số, sử dụng được nền tảng, dịch vụ số và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình.

Mô hình “Chợ số - Nông thôn số”: Đào tạo tiểu thương, nông dân và người dân khu vực nông thôn qua mô hình học tập 4T (Tiểu thương - Thương mại điện tử - Thanh toán không dùng tiền mặt - Tiết kiệm số), giúp người học nắm vững các kỹ năng, sử dụng công nghệ, nền tảng số trong công việc kinh doanh. Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”: Bảo đảm 100% công dân từ 16 tuổi có danh tính số, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID, tài khoản ngân hàng số.

Mô hình “Tổ công nghệ số cộng đồng”: Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã được thành lập trong triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” với phương châm “đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người”, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi người dân đều được phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số.

MINH HIẾU

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/lan-toa-phong-trao-binh-dan-hoc-vu-so--a346649.html