Lắng đọng 'bữa tiệc văn hóa' tái hiện hàng trăm năm thăng trầm của Hội An

Công diễn lần đầu vào ngày 18/3/2018 và từng được công chiếu tại Quảng trường Thời Đại (Times Square, thành phố New York, Hoa Kỳ), 'Ký ức Hội An' là một trong những chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh lớn nhất thế giới, quy tụ hơn 500 diễn viên trên sân khấu rộng đến 25 nghìn mét vuông.

Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, "Ký ức Hội An" (Hoi An Memories show) là chương trình nghệ thuật thực cảnh ngoài trời đầu tiên và lớn nhất ở nước ta. Đến nay, chương trình đã đón hàng triệu khán giả, góp phần quảng bá hình ảnh Hội An một cách rộng rãi đến du khách thập phương trong và ngoài nước.

Ý tưởng chủ đạo của chương trình bắt nguồn từ tà áo dài truyền thống Việt Nam, qua kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại, đã khéo léo đưa khán giả tham gia vào một chuyến hành trình đặc biệt, trở về mảnh đất Hội An ở thế kỷ 16-17 để khám phá những sự kiện lịch sử, văn hóa phong phú, đặc sắc.

Chương trình được chia thành 5 phần với thời lượng tổng thể khoảng 60 phút, gồm: "Sinh mệnh", "Đám cưới", "Đèn và biển", "Hội nhập" và "Áo dài". Qua đây, làm toát lên vẻ đẹp về một Hội An tấp nập giao thương, đa dạng về văn hóa nhưng vẫn rất bình yên, duyên dáng, thơ mộng với những người dân đoàn kết, luôn giữ trong mình tinh thần yêu nước dạt dào.

Mở đầu show diễn, phần "Sinh mệnh" tái hiện bức tranh sinh động về phong tục, tập quán con người Hội An trước đây qua hình ảnh cô gái dệt vải bằng khung cửi và những thiếu nữ trong tà áo dài trắng truyền thống.

Cô gái Hội An kể lại những câu chuyện lịch sử, văn hóa dân gian.

Cô gái Hội An kể lại những câu chuyện lịch sử, văn hóa dân gian.

Nét đẹp lao động của người dân Hội An trong cuộc sống thường ngày được lột tả chân thực qua những điệu múa về cảnh dựng nhà, bắt cá, sinh con đẻ cái.

Người dân Hội An dựng nhà, nhen lên những mầm sống đầu tiên.

Người dân Hội An dựng nhà, nhen lên những mầm sống đầu tiên.

Sự sống nơi đây bắt nguồn từ những thứ nguyên liệu vô cùng quen thuộc: cây tre.

Sự sống nơi đây bắt nguồn từ những thứ nguyên liệu vô cùng quen thuộc: cây tre.

Các diễn viên tái hiện cảnh bắt cá hằng ngày.

Các diễn viên tái hiện cảnh bắt cá hằng ngày.

TIếp nối bức tranh sinh động về đời sống sinh hoạt của người dân Hội An xưa kia, phần 2 "Đám cưới" lấy cảm hứng từ mối duyên giữa Công chúa Huyền Trân với vị Quốc vương xứ Chăm Pa Chế Mân.

Dấu mốc lịch sử này của Hội An được cô gái dệt vải kể lại bằng những ca từ trau chuốt cùng màn rước dâu sang trọng, lộng lẫy. Khán giả không chỉ được hiểu thêm về tình hình kinh tế, chính trị Hội An lúc bấy giờ, đặc biệt là nguồn gốc của 2 mảnh đất Châu Ô và Châu Lý, mà còn có cơ hội trải nghiệm phong tục văn hóa truyền thống của đất nước Chăm Pa đầy huyền bí.

Hoạt cảnh giới thiệu về văn hóa dân tộc Chăm Pa.

Hoạt cảnh giới thiệu về văn hóa dân tộc Chăm Pa.

Hình ảnh Công chúa Huyền Trân duyên dáng, yêu kiều tại chương trình nghệ thuật.

Hình ảnh Công chúa Huyền Trân duyên dáng, yêu kiều tại chương trình nghệ thuật.

Quốc vương Chăm Pa Chế Mân "đưa nàng về dinh" bằng những nghi lễ trang trọng nhất.

Quốc vương Chăm Pa Chế Mân "đưa nàng về dinh" bằng những nghi lễ trang trọng nhất.

Từ đây, mối quan hệ giữa 2 đất nước đã trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Từ đây, mối quan hệ giữa 2 đất nước đã trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Bước sang phần 3 "Đèn và biển", những hình ảnh chân thực của chương trình sẽ khiến không ít khán giả khó có thể kìm nén được xúc động. Lúc này, đời sống của Hội An đã có nhiều bước chuyển mình rõ rệt. Người dân địa phương với những kỹ thuật đánh cá phát triển hơn đã chung tay vươn khơi bám biển, biến Hội An trở thành một thương cảng sầm uất.

Nhưng trong những chuyến đi ấy, có những người thanh niên trai tráng mãi ra đi không trở về và cả những người phụ nữ thủy chung, son sắt, một lòng ngóng đợi người đàn ông của đời mình. Ngày ngày lặng lẽ mang ngọn đèn ra bờ biển ngóng trông, cô gái đã hóa đá và trở thành ngọn hải đăng vĩnh cửu, soi sáng đường về cho những người dân quanh năm chài lưới.

Hình ảnh mở đầu phần 3 "Đèn và biển".

Hình ảnh mở đầu phần 3 "Đèn và biển".

Hoạt cảnh nói lên tình cảm thủy chung, son sắt giữa chàng trai vươn khơi và người phụ nữ ngày ngày mang ngọn đèn ra bờ biển ngóng trông.

Hoạt cảnh nói lên tình cảm thủy chung, son sắt giữa chàng trai vươn khơi và người phụ nữ ngày ngày mang ngọn đèn ra bờ biển ngóng trông.

Ngày người thương trở về, nàng đã hóa đá, trở thành ngọn hải đăng trường tồn với thời gian.

Ngày người thương trở về, nàng đã hóa đá, trở thành ngọn hải đăng trường tồn với thời gian.

Qua biết bao thăng trầm, Hội An dần trở thành một địa điểm giao thương trù phú, tấp nập khu vực Đông - Nam Á. Đúng với tên gọi, điểm nhấn của phần 4 "Hội nhập" nằm ở sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn từ hàng trăm diễn viên để tạo nên không khí sôi động, đa dạng văn hóa nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống, riêng khác của Hội An xinh đẹp, thướt tha.

Hội An trong hình ảnh một thương cảng sầm uất ở phần 4 "Hội nhập".

Hội An trong hình ảnh một thương cảng sầm uất ở phần 4 "Hội nhập".

Trong bối cảnh đó, người dân Hội An vẫn chăm chỉ làm ăn, giữ gìn lối sống gắn với những nét văn hóa lâu đời.

Trong bối cảnh đó, người dân Hội An vẫn chăm chỉ làm ăn, giữ gìn lối sống gắn với những nét văn hóa lâu đời.

Khép lại chương trình là phần 5 "Áo dài", được thể hiện một cách đơn giản, tinh tế, thậm chí có phần cổ kính, trầm mặc nhưng không hề kém đi vẻ rực rỡ, năng động, các nhà biên kịch không hề che giấu ý đồ về hình ảnh một Hội An đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi đầy tự hào.

Khán giả sẽ không khỏi trầm trồ trước màn trình diễn đầy huyền ảo của hàng trăm cô gái trong tà áo dài truyền thống, kết hợp những công trình kiến trúc đặc trưng, từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời của Hội An.

Tà áo dài truyền thống là hình ảnh chủ đạo ở phần 5.

Tà áo dài truyền thống là hình ảnh chủ đạo ở phần 5.

Chùa Cầu xuất hiện trong chương trình.

Chùa Cầu xuất hiện trong chương trình.

Trải qua bao thăng trầm, những nét đẹp thanh khiết vẫn được gìn giữ cẩn thận, tỉ mỉ bởi người dân Hội An.

Trải qua bao thăng trầm, những nét đẹp thanh khiết vẫn được gìn giữ cẩn thận, tỉ mỉ bởi người dân Hội An.

Rồi từ đây, những thế hệ trẻ sẽ tiếp nối, lan tỏa hình ảnh áo dài đến muôn đời sau.

Rồi từ đây, những thế hệ trẻ sẽ tiếp nối, lan tỏa hình ảnh áo dài đến muôn đời sau.

LINH PHAN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-lang-dong-bua-tiec-van-hoa-tai-hien-hang-tram-nam-thang-tram-cua-hoi-an-post826416.html