Làng người Tày Na Lo rộn ràng vào vụ cốm mới

Thu sang cũng là lúc bà con người Tày ở thôn Na Lo, xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) bận rộn hơn ngày thường, bởi mùa cốm mới đã về.

 Khoảng 1 tuần trở lại đây, khi những cánh đồng, thửa ruộng thơm ngào ngạt mùi lúa non, những hạt lúa mẩy căng sữa chờ ngày chín là lúc đồng bào dân tộc Tày ở thôn Na Lo (xã Tả Chải, huyện Bắc Hà) bước vào mùa làm cốm mới.

Khoảng 1 tuần trở lại đây, khi những cánh đồng, thửa ruộng thơm ngào ngạt mùi lúa non, những hạt lúa mẩy căng sữa chờ ngày chín là lúc đồng bào dân tộc Tày ở thôn Na Lo (xã Tả Chải, huyện Bắc Hà) bước vào mùa làm cốm mới.

 Theo kinh nghiệm của người dân, muốn cốm ngon thì phải cắt đúng lúc. Lúa già thì hạt cốm không còn xanh, cứng và gẫy nát, còn lúa non quá bết cả vào trấu, nhão và sẽ mất ngon.

Theo kinh nghiệm của người dân, muốn cốm ngon thì phải cắt đúng lúc. Lúa già thì hạt cốm không còn xanh, cứng và gẫy nát, còn lúa non quá bết cả vào trấu, nhão và sẽ mất ngon.

 Người nông dân thoăn thoắt ngắt từng bông lúa nếp.

Người nông dân thoăn thoắt ngắt từng bông lúa nếp.

 Giống lúa làm cốm tại Na Lo là lúa nếp cái hoa vàng. Đây là giống lúa có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt.

Giống lúa làm cốm tại Na Lo là lúa nếp cái hoa vàng. Đây là giống lúa có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt.

 Thông thường, bà con lên nương từ sớm tinh mơ để hái lúa.

Thông thường, bà con lên nương từ sớm tinh mơ để hái lúa.

 Sau khi thu hoạch xong, cả gia đình cùng nhau làm cốm, mỗi người một việc.

Sau khi thu hoạch xong, cả gia đình cùng nhau làm cốm, mỗi người một việc.

 Công đoạn đầu tiên là tuốt lúa.

Công đoạn đầu tiên là tuốt lúa.

 Những bông lúa sau khi được thu hoạch về sẽ được tuốt thủ công bằng bát hoặc muôi to.

Những bông lúa sau khi được thu hoạch về sẽ được tuốt thủ công bằng bát hoặc muôi to.

 Tiếp theo, đem những hạt lúa mới tuốt xong lên chảo gang rang cho chín trong thời gian khoảng 10 phút.

Tiếp theo, đem những hạt lúa mới tuốt xong lên chảo gang rang cho chín trong thời gian khoảng 10 phút.

 Rang cốm phải đều tay, nhỏ lửa để hạt cốm không bị cháy, không khô, xanh đều.

Rang cốm phải đều tay, nhỏ lửa để hạt cốm không bị cháy, không khô, xanh đều.

 Khi thóc được rang chín, người làm cốm đổ ra một cái mẹt, để nguội, sau đó đem đi xát để tách vỏ trấu.

Khi thóc được rang chín, người làm cốm đổ ra một cái mẹt, để nguội, sau đó đem đi xát để tách vỏ trấu.

 Xát xong, tiếp tục sàng sảy để cho sạch cốm. Lúc này, những hạt cốm xanh tươi lộ dần.

Xát xong, tiếp tục sàng sảy để cho sạch cốm. Lúc này, những hạt cốm xanh tươi lộ dần.

 Sau khi có được những hạt cốm sạch, người làm cốm mang đi giã.

Sau khi có được những hạt cốm sạch, người làm cốm mang đi giã.

 Khâu giã cốm phải cẩn thận, tỉ mỉ thì hạt cốm mới xanh và có độ mịn, dẻo.

Khâu giã cốm phải cẩn thận, tỉ mỉ thì hạt cốm mới xanh và có độ mịn, dẻo.

 Cốm giã xong được mang đi bóp cho tơi.

Cốm giã xong được mang đi bóp cho tơi.

 Vậy là xong một mẻ cốm.

Vậy là xong một mẻ cốm.

 Kết thúc quy trình, các bà, các chị sẽ gói cốm bằng lá dong để giữ được mùi thơm, độ ẩm và dẻo.

Kết thúc quy trình, các bà, các chị sẽ gói cốm bằng lá dong để giữ được mùi thơm, độ ẩm và dẻo.

 Bà con tận dụng cọng rơm lúa sau khi tuốt vừa làm dây buộc vừa trang trí tạo thẩm mỹ.

Bà con tận dụng cọng rơm lúa sau khi tuốt vừa làm dây buộc vừa trang trí tạo thẩm mỹ.

 Sản phẩm được đóng gói vuông vắn, đẹp mắt.

Sản phẩm được đóng gói vuông vắn, đẹp mắt.

 Cốm thành phẩm giữ được màu xanh, dẻo thơm vốn có của lúa nếp. Cốm không chỉ là đặc sản mà còn là hiện thân của văn hóa người Tày nơi rẻo cao Bắc Hà.

Cốm thành phẩm giữ được màu xanh, dẻo thơm vốn có của lúa nếp. Cốm không chỉ là đặc sản mà còn là hiện thân của văn hóa người Tày nơi rẻo cao Bắc Hà.

 Hằng ngày, bà con đem cốm ra chợ để bán. Đầu vụ, giá thị trường là 150.000 đồng/kg.

Hằng ngày, bà con đem cốm ra chợ để bán. Đầu vụ, giá thị trường là 150.000 đồng/kg.

Vũ Thanh Nam - Lê Nam

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/anh-lang-nguoi-tay-na-lo-ron-rang-vao-vu-com-moi-post388972.html