Lễ hội cầu may dưới cây bông

Kin Chiêng Boọc Mạy - lễ hội hát múa ăn mừng dưới cây bông là nét đẹp văn hóa tinh thần độc đáo, lâu đời của cộng đồng người Thái ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) được tái hiện trong ngày hội 'Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc' năm 2025.

Kin Chiêng Boọc Mạy - lễ hội hát múa ăn mừng dưới cây bông là nét đẹp văn hóa tinh thần độc đáo, lâu đời của cộng đồng người Thái ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) được tái hiện trong ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Kin Chiêng Boọc Mạy - lễ hội hát múa ăn mừng dưới cây bông là nét đẹp văn hóa tinh thần độc đáo, lâu đời của cộng đồng người Thái ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) được tái hiện trong ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy nghĩa là hát múa ăn mừng xung quanh cây bông nên cây bông được xem là “linh hồn” của lễ tục. Công tác chuẩn bị cây bông cho lễ hội được bắt đầu từ trước Tết âm lịch. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 tầng, mỗi tầng có hàng trăm nhánh.

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy nghĩa là hát múa ăn mừng xung quanh cây bông nên cây bông được xem là “linh hồn” của lễ tục. Công tác chuẩn bị cây bông cho lễ hội được bắt đầu từ trước Tết âm lịch. Tùy thuộc vào thế hệ nhà Mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 tầng, mỗi tầng có hàng trăm nhánh.

Thông qua lễ hội, đồng bào dân tộc Thái gửi gắm ước vọng mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở, tạo phúc cho dân, mọi người đều bình an, khỏe mạnh. Đồng thời, thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng hướng tới tương lai.

Thông qua lễ hội, đồng bào dân tộc Thái gửi gắm ước vọng mưa thuận gió hòa, cầu thần linh che chở, tạo phúc cho dân, mọi người đều bình an, khỏe mạnh. Đồng thời, thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng hướng tới tương lai.

Thông thường, thân cây bông được làm bằng tre hoặc luồng, với hàng ngàn bông hoa đủ loại màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Hoa được gọt, tiện từ thân cây trong rừng như cây sao, trám, chôm… Sau đó đem đồ chín, phơi khô và nhuộm màu bằng nhựa. Các loại vỏ cây cũng lấy trong rừng như cây sấu, nghèn vàng, cánh kiến…

Thông thường, thân cây bông được làm bằng tre hoặc luồng, với hàng ngàn bông hoa đủ loại màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Hoa được gọt, tiện từ thân cây trong rừng như cây sao, trám, chôm… Sau đó đem đồ chín, phơi khô và nhuộm màu bằng nhựa. Các loại vỏ cây cũng lấy trong rừng như cây sấu, nghèn vàng, cánh kiến…

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy gồm các phần chính như lễ đón thầy mo, lễ rước cây bông, lễ bắt lợn, lễ cúng đền Cấm, lễ dựng cây bông và chương trình nghệ thuật hát múa dưới cây bông, cúng thần linh, Mường Trời, đánh thức vua trời, cúng và đánh trống cơm, cúng cơm mới...

Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy gồm các phần chính như lễ đón thầy mo, lễ rước cây bông, lễ bắt lợn, lễ cúng đền Cấm, lễ dựng cây bông và chương trình nghệ thuật hát múa dưới cây bông, cúng thần linh, Mường Trời, đánh thức vua trời, cúng và đánh trống cơm, cúng cơm mới...

Người nhập vai “Thần”, đóng vai “Mường Trời” trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy - Hát múa ăn mừng dưới cây bông đã mượn cái “uy” của thần để nói cái thực ở đời, để răn dạy người đời điều chỉnh các hành vi văn hóa, không làm điều ác, sống yêu thương nhau và làm những điều tốt lành.

Người nhập vai “Thần”, đóng vai “Mường Trời” trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy - Hát múa ăn mừng dưới cây bông đã mượn cái “uy” của thần để nói cái thực ở đời, để răn dạy người đời điều chỉnh các hành vi văn hóa, không làm điều ác, sống yêu thương nhau và làm những điều tốt lành.

Những lời cúng thần linh, lời dặn cây bông, lời cây thuốc, lời các trò chơi, trò diễn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của người lao động, đã góp phần điều chỉnh các hành vi văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng.

Những lời cúng thần linh, lời dặn cây bông, lời cây thuốc, lời các trò chơi, trò diễn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của người lao động, đã góp phần điều chỉnh các hành vi văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng.

Các đồ lễ trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy phản ánh loại hình nghệ thuật ẩm thực đặc thù của cộng đồng cư dân người Thái. Ở đây có sự góp mặt của nhiều loại sản phẩm kinh tế truyền thống từ nông nghiệp trồng trọt, đến chăn nuôi, săn bắn, hái lượm.

Các đồ lễ trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy phản ánh loại hình nghệ thuật ẩm thực đặc thù của cộng đồng cư dân người Thái. Ở đây có sự góp mặt của nhiều loại sản phẩm kinh tế truyền thống từ nông nghiệp trồng trọt, đến chăn nuôi, săn bắn, hái lượm.

Hình thức nghi lễ trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy thể hiện tính cộng đồng trong bản mường rất chặt chẽ, đó là khát vọng tự do, bình đẳng, không phân biệt giai cấp, nghèo hèn, giữa con người với nhau, giữa con người với trời đất, thần linh.

Hình thức nghi lễ trong lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy thể hiện tính cộng đồng trong bản mường rất chặt chẽ, đó là khát vọng tự do, bình đẳng, không phân biệt giai cấp, nghèo hèn, giữa con người với nhau, giữa con người với trời đất, thần linh.

Thông qua Lễ hội, toàn bộ đời sống của bản, của mường cổ truyền được tái hiện lại bao gồm văn hóa sản xuất, văn hóa ứng xử tín ngưỡng, kho tàng tri thức dân gian...

Thông qua Lễ hội, toàn bộ đời sống của bản, của mường cổ truyền được tái hiện lại bao gồm văn hóa sản xuất, văn hóa ứng xử tín ngưỡng, kho tàng tri thức dân gian...

Gia Linh - Trọng Tài

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/le-hoi-cau-may-duoi-cay-bong-post1717539.tpo