Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong Vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của Châu Á.
Vị trí dự kiến xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực.
Khu vực xây dựng cảng nằm không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước của TP.
Thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục đánh giá tác động môi trường của dự án cảng... tất cả sẽ được đánh giá kỹ lưỡng trong bước lập chủ trương đầu tư dự án.
UBND TP.HCM cho biết, để có cơ sở nghiên cứu đầu tư xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2021-2030, UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1579 năm 2021.
Hiện, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nhận được sự quan tâm, đánh giá của hãng tàu hàng đầu thế giới - MSC.
Bên cạnh công tác đánh giá môi trường, các đánh giá liên quan đến xói mòn, hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối cũng được TP.HCM nêu rõ lộ trình.
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ được nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào trong cảng biển TP.HCM, định hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2021-2030.
Dự kiến, TP sẽ chuẩn bị đầu tư từ năm 2023 đến năm 2024, xây dựng cảng từ năm 2024 đến năm 2026, năm 2027 sẽ chính thức đưa vào khai thác.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ thu hút được các hãng tàu, tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
Một góc phối cảnh cảng quốc tế Cần Giờ.
TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Tờ trình liên quan đến Đề án xây dựng cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ và các bước triển khai tiếp theo.