Lớp học đặc biệt U50 bên dòng Nậm Nơn

Lớp học chữ bên dòng Nậm Nơn, xã Lượng Minh, huyện miền núi rẻo cao Tương Dương (Nghệ An) dạy cho những người rất đặc biệt. Đó là những bà những mẹ đã ngoài 50, họ đến lớp không phải mục đích gì to tát mà đơn giản chỉ để viết được tên mình, hay mỗi lần làm giấy tờ gì thì phải nhờ người viết giúp.

Đều đặn mỗi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, các chị, các mẹ ở những bản xa heo hút của xã Lượng Minh rộn ràng tiếng đánh vẫn chữ cái của lớp học xóa mù chữ. Học viên 100% là những phụ nữ đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú đều đã trên dưới 50 tuổi.

Các mẹ, các chị ở xã Xá Lượng, lại tập trung về Trường Tiểu học Lượng Minh để tham gia lớp học xóa mù chữ miễn phí.

Các mẹ, các chị ở xã Xá Lượng, lại tập trung về Trường Tiểu học Lượng Minh để tham gia lớp học xóa mù chữ miễn phí.

Giáo viên của những lớp học đặc biệt này đa phần là các thầy, các cô của Trường Tiểu học Lượng Minh tình nguyện tham gia giảng dạy vào buổi tối. Lớp học với 20 học viên đến từ nhiều bản làng thuộc vùng sâu xa khó khăn như Minh Tiến và Minh Thành... Học viên ít tuổi nhất cũng ngoài 40, còn người cao tuổi nhất trên 50. Tuy vậy, cả thầy và trò đến với những lớp học buổi tối này đều bằng sự hào hứng, nhiệt huyết.

Để đến lớp học chữ, một số chị em đã phải đi bộ gần 5km đường đồi núi, tuy khó khăn là vậy nhưng các chị gần như không vắng một buổi học nào.

Để đến lớp học chữ, một số chị em đã phải đi bộ gần 5km đường đồi núi, tuy khó khăn là vậy nhưng các chị gần như không vắng một buổi học nào.

Chị Kha Thị Ngọc, 47 tuổi (bản Minh Thành) cho biết, cả bản có 5 người theo học, vì không có xe máy nên sáng nào chị em rủ nhau đi bộ ra bản Minh Tiến để học chữ. "Quãng đường gần 5km nhưng vừa đi, vừa chuyện trò nên mọi người thấy vui khỏe. Học xong lại cùng nhau đi bộ về. Có chút vất vả nhưng được học con chữ nên ai cũng phải cố gắng đến lớp đều đặn", chị Ngọc chia sẻ.

Lớp học được tổ chức tại Trường Tiểu học Lượng Minh. Lớp xóa mù chữ này có gần 20 học sinh là người dân tộc Thái và dân tộc Khơ Mú.

Lớp học được tổ chức tại Trường Tiểu học Lượng Minh. Lớp xóa mù chữ này có gần 20 học sinh là người dân tộc Thái và dân tộc Khơ Mú.

Lớp học này chỉ có mỗi mình anh Lô Văn Pòm (40 tuổi) là nam giới. Anh Pòm nhà nghèo lại đông anh em nên học đến lớp 3 phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy để có cái ăn. "Vừa qua, nghe cán bộ nói có lớp học chữ, dù nhà xa lớp nhưng tôi vẫn quyết tâm đăng ký để học. Không biết chữ khổ lắm, mỗi lần lên xã làm giấy tờ gì thì phải nhờ người viết giúp", anh Pòm kể.

Trong số 20 học viên của lớp học, có người chưa một lần biết đến cái chữ, cũng có những người từng được đi học nhưng giờ đây đã quên mặt chữ...

Trong số 20 học viên của lớp học, có người chưa một lần biết đến cái chữ, cũng có những người từng được đi học nhưng giờ đây đã quên mặt chữ...

Cô Nguyễn Thị Hiền, Giáo viên Trường Tiểu học Lượng Minh là người được phân công đứng lớp. "Đa phần học viên đều đã lớn tuổi, đã lâu không biết đến sách bút. Để dạy hiệu quả, phải có phương pháp dạy đặc biệt, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ, cách nói năng, truyền đạt kiến thức cũng khác hoàn toàn chứ không giống như học sinh ở trường và luôn tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong lớp", cô Nguyễn Thị Hiền nói.

“Già rồi nhưng không biết chữ nhiều lúc cũng cảm thấy xấu hổ lắm. Nay nhờ cô giáo dạy cho mới bập bõm biết đọc, biết viết” chị Ngọc chia sẻ.

“Già rồi nhưng không biết chữ nhiều lúc cũng cảm thấy xấu hổ lắm. Nay nhờ cô giáo dạy cho mới bập bõm biết đọc, biết viết” chị Ngọc chia sẻ.

Với lớp học này, cô Hiền dạy theo giáo án, nhưng không bắt buộc theo tiến độ. "Do các chị, các bà tiếp thu chậm hơn, nếu giáo viên không ân cần, nhẹ nhàng thì rất dễ làm họ nảy sinh tâm lý chán nản và nghỉ ngay. Mục tiêu của chúng tôi là tất cả mọi người cùng biết đọc, biết viết, chứ không phải chạy theo chương trình hay thành tích nào cả", cô Hiền kể.

Giáo viên đứng lớp cho biết "Nhiều lần thấy các chị, các mẹ đi nhận chế độ cho con cháu, đi làm giấy tờ mà không viết nổi tên mình chỉ đưa tay điểm chỉ vào giấy thấy thương lắm".

Giáo viên đứng lớp cho biết "Nhiều lần thấy các chị, các mẹ đi nhận chế độ cho con cháu, đi làm giấy tờ mà không viết nổi tên mình chỉ đưa tay điểm chỉ vào giấy thấy thương lắm".

Cuộc sống của bà con vùng đồng bào bên dòng Nậm Nơn còn nhiều khó khăn, đa phần là dân tộc thiểu số. Với những người phụ nữ dân tộc Thái Khơ Mú...đến với lớp học lấy con chữ không phải để hy vọng đổi đời hay điều gì to tát mà như tìm đến một khoảng sáng mới mẻ hơn trong cuộc sống vốn đã nhiều khó khăn. Nụ cười bẽn lẽn, ngượng ngùng xen với ánh mắt rực sáng khi đọc thành công một câu chữ như xóa đi cái khoảng cách vốn u tối của những con người nơi "thâm sơn cùng cốc" này.

Những bàn tay thô ráp chỉ quen công việc trên nương rẫy nhờ các cô uốn nắn từng nét chữ đầu tiên trong đời, nay viết khá đẹp.

Những bàn tay thô ráp chỉ quen công việc trên nương rẫy nhờ các cô uốn nắn từng nét chữ đầu tiên trong đời, nay viết khá đẹp.

Theo lời giáo viên đứng lớp, nguyên nhân các chị, các bà mù chữ là do điều kiện kinh tế trước đây quá khó khăn nên không được đi học. Chỉ mong chính quyền địa phương, các cấp cần rà soát và hỗ trợ mở các lớp xóa mù chữ, để mọi người có nhu cầu học, có cơ hội học. Nhằm giúp người dân nâng cao trình độ, hiểu biết, tiến tới áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

"Không biết chữ khổ lắm, mỗi lần lên xã làm giấy tờ gì thì phải nhờ người viết giúp”, anh Lô Văn Pòm là nam giới duy nhất lớp học nói.

"Không biết chữ khổ lắm, mỗi lần lên xã làm giấy tờ gì thì phải nhờ người viết giúp”, anh Lô Văn Pòm là nam giới duy nhất lớp học nói.

Qua mỗi khóa học, họ có thể tự đánh vần được tên mình, tự tính toán được những số tiền cơ bản, cuộc sống nơi đây vốn chỉ cần vậy. Biết chữ là cả một quá trình nhưng đến được lớp là hành trình dài và quyết tâm của những người phụ nữ dân tộc này. Khi lớp học kết thúc, thầy trò cùng nhau băng suối về nhà trong niềm vui rạo rực.

Hoàng Trinh - Đình Tuân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lop-hoc-dac-biet-u50-ben-dong-nam-non-169240620101549207.htm