Lúa hữu cơ là con đường bền vững của vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
Thông tin từ Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 62 địa phương trong cả nước tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Việc áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học, tạo ra sản phẩm lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân so với sản xuất lúa đại trà. Thế nên, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long đang đẩy mạnh mô hình trồng lúa hữu cơ này. Ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long.
Vốn làm trong ngành y, cũng từng nhiều lần chứng kiến bà con mất trắng vụ mùa do sâu rày, dịch bệnh. Ông Tài quyết định nghiên cứu, học tập và chuyển sang mô hình trồng lúa hữu cơ, Mặc dù việc chuyển đổi sang một mô hình mới cũng là điều không hề đơn giản.
Theo những hộ dân sản xuất lúa hữu cơ, giai đoạn đầu khi mới chuyển đổi năng xuất có thể giảm hơn 10% do sâu rầy và dịch bệnh. Tuy nhiên do giá lúa hữu cơ thường cao hơn nhiều lần so với lúa thường nên vẫn đạt hiệu quả về kinh tế. Từ 3 đến 5 năm khi nguồn đất ổn định sẽ kháng được khâu rầy và dịch bệnh, năng suất sẽ tăng dần. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng có nhiều hỗ trợ.
Theo Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp "nói không với hóa chất", hạn chế ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác của nông dân.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!