Lý do Trung Quốc không thể sao chép động cơ máy bay

Dù đã tìm đủ mọi cách để có thể tạo ra động cơ máy bay hiện đại, nhưng Trung Quốc vẫn không thể có loại động cơ như mong muốn.

Hiện nay Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều loại máy bay, nhưng ngành hàng không nước này đang gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc chế tạo động cơ cho cả máy bay dân dụng và máy bay chiến đấu.

Hiện nay Trung Quốc đang sở hữu rất nhiều loại máy bay, nhưng ngành hàng không nước này đang gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc chế tạo động cơ cho cả máy bay dân dụng và máy bay chiến đấu.

Cho đến nay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn chưa thể nắm bắt được công nghệ chế tạo động cơ máy bay phản lực và phương pháp giám sát chất lượng tiên tiến nhất.

Cho đến nay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn chưa thể nắm bắt được công nghệ chế tạo động cơ máy bay phản lực và phương pháp giám sát chất lượng tiên tiến nhất.

Thậm chí nước này còn chưa đạt được tiêu chuẩn sản xuất công nghệ của các nhà sản xuất động cơ máy bay Nga, bởi vậy hiện tại Trung Quốc chưa thể đáp ứng được các yêu cầu hiện đại của lực lượng vũ trang.

Thậm chí nước này còn chưa đạt được tiêu chuẩn sản xuất công nghệ của các nhà sản xuất động cơ máy bay Nga, bởi vậy hiện tại Trung Quốc chưa thể đáp ứng được các yêu cầu hiện đại của lực lượng vũ trang.

Bất chấp việc tăng cường chi tiêu quân sự trong nhiều năm qua, hiện tại chỉ có khoảng 20% động cơ máy bay là được sản xuất bởi Trung Quốc, trong khi 80% các thiết bị động cơ còn lại là phải nhập khẩu.

Bất chấp việc tăng cường chi tiêu quân sự trong nhiều năm qua, hiện tại chỉ có khoảng 20% động cơ máy bay là được sản xuất bởi Trung Quốc, trong khi 80% các thiết bị động cơ còn lại là phải nhập khẩu.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn chú trọng thúc đẩy việc nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay, nhưng giống với Liên Xô trước kia, hiện Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, bởi khả năng tự nghiên cứu và phát triển động cơ máy bay của Trung Quốc là tương đối thấp.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc luôn chú trọng thúc đẩy việc nghiên cứu và sản xuất động cơ máy bay, nhưng giống với Liên Xô trước kia, hiện Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu, bởi khả năng tự nghiên cứu và phát triển động cơ máy bay của Trung Quốc là tương đối thấp.

Trung Quốc đã từng gây chấn động thế giới với chuyến bay thành công của máy bay chiến đấu Chengdu J-20 vào tháng 1/2011. Chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên được phát triển thành công tại Trung Quốc.

Trung Quốc đã từng gây chấn động thế giới với chuyến bay thành công của máy bay chiến đấu Chengdu J-20 vào tháng 1/2011. Chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên được phát triển thành công tại Trung Quốc.

Chưa hết, vào tháng 10/2012, Shenyang FC-31 - máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Kể từ đó, đã có rất nhiều đồn đoán về FC-31. Nó được cho là máy bay chiến đấu tương lai để hoạt động trên tàu sân bay của Trung Quốc, tương tự như F-35C của Hải quân Mỹ.

Chưa hết, vào tháng 10/2012, Shenyang FC-31 - máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm. Kể từ đó, đã có rất nhiều đồn đoán về FC-31. Nó được cho là máy bay chiến đấu tương lai để hoạt động trên tàu sân bay của Trung Quốc, tương tự như F-35C của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, máy bay tàng hình của Trung Quốc vẫn phải bay với “trái tim” của Nga là động cơ phản lực. Theo các nguồn tin, chỉ có một chiếc J-20 duy nhất được thử nghiệm với động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất, số còn lại được trang bị động cơ AL-31FN do NPO Saturn của Nga chế tạo. Đây cũng là động cơ lắp trên máy bay Chengdu J-10 - niềm tự hào của Trung Quốc.

Tuy nhiên, máy bay tàng hình của Trung Quốc vẫn phải bay với “trái tim” của Nga là động cơ phản lực. Theo các nguồn tin, chỉ có một chiếc J-20 duy nhất được thử nghiệm với động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất, số còn lại được trang bị động cơ AL-31FN do NPO Saturn của Nga chế tạo. Đây cũng là động cơ lắp trên máy bay Chengdu J-10 - niềm tự hào của Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật động cơ máy bay chiến đấu của Nga, mà theo đánh giá của các chuyên gia, trong một tương lai gần vẫn chưa thể thay đổi được tình hình này.

Hiện Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật động cơ máy bay chiến đấu của Nga, mà theo đánh giá của các chuyên gia, trong một tương lai gần vẫn chưa thể thay đổi được tình hình này.

Trung Quốc đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc, như thường lệ, đã quay sang yêu cầu sự giúp đỡ từ Nga; nhưng người Nga chỉ bán động cơ AL-31 nếu Trung Quốc tiếp tục mua Su-35.

Trung Quốc đang rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc, như thường lệ, đã quay sang yêu cầu sự giúp đỡ từ Nga; nhưng người Nga chỉ bán động cơ AL-31 nếu Trung Quốc tiếp tục mua Su-35.

Trung Quốc đã tiếp cận Ukraine, nơi từng là trụ cột của ngành hàng không Liên Xô. Hãng sản xuất động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine đã gặp khó khăn nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, do mất thị trường quan trọng nhất là Nga.

Trung Quốc đã tiếp cận Ukraine, nơi từng là trụ cột của ngành hàng không Liên Xô. Hãng sản xuất động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine đã gặp khó khăn nghiêm trọng kể từ cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, do mất thị trường quan trọng nhất là Nga.

Một số nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm cả Beijing Skyrizon Aviation, muốn mua Motor Sich và sử dụng bí quyết của Ukraine để phát triển động cơ cho máy bay của họ. Nhưng chính phủ Ukraine tuyên bố dừng thương vụ này.

Một số nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm cả Beijing Skyrizon Aviation, muốn mua Motor Sich và sử dụng bí quyết của Ukraine để phát triển động cơ cho máy bay của họ. Nhưng chính phủ Ukraine tuyên bố dừng thương vụ này.

Thay vì nằm trong tay Trung Quốc, hãng sản xuất động cơ máy bay Motor Sich hiện đã được quốc hữu hóa. Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, cho biết công ty sẽ được “trả lại cho người dân Ukraine”.

Thay vì nằm trong tay Trung Quốc, hãng sản xuất động cơ máy bay Motor Sich hiện đã được quốc hữu hóa. Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine, cho biết công ty sẽ được “trả lại cho người dân Ukraine”.

Lý do Ukraine quốc hữu hóa nó, vì nước này đang trong tình trạng chiến tranh và không thể từ bỏ quyền kiểm soát Motor Sich. Trên thực tế, người Ukraine không thể quyết định được lợi ích của mình mà chủ yếu do áp lực từ Washington. Công ty Trung Quốc Skyrizon từ lâu đã bị Bộ Quốc phòng Mỹ đưa vào danh sách đen cùng với các công ty Trung Quốc khác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Lý do Ukraine quốc hữu hóa nó, vì nước này đang trong tình trạng chiến tranh và không thể từ bỏ quyền kiểm soát Motor Sich. Trên thực tế, người Ukraine không thể quyết định được lợi ích của mình mà chủ yếu do áp lực từ Washington. Công ty Trung Quốc Skyrizon từ lâu đã bị Bộ Quốc phòng Mỹ đưa vào danh sách đen cùng với các công ty Trung Quốc khác. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-trung-quoc-khong-the-sao-chep-dong-co-may-bay-1649921.html