Masan Group (MSN) được vinh danh trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Mới đây, Tạp chí Fortune đã công bố danh sách Fortune Southeast Asia 500. Đây là bảng xếp hạng 500 công ty hàng đầu Đông Nam Á năm 2024 xét về doanh thu. Tạp chí Fortune đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á khi khu vực này ngày càng có nhiều thành tựu đáng chú ý trong nền kinh tế toàn cầu nhờ vào sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng và tốc độ phát triển kinh tế cao.

Người tiêu dùng Nhật Bản hào hứng đón nhận sản phẩm tương ớt CHIN-SU Sriracha mới

Người tiêu dùng Nhật Bản hào hứng đón nhận sản phẩm tương ớt CHIN-SU Sriracha mới

“Danh sách Fortune Southeast Asia 500 cho thấy sự năng động và thay đổi nhanh chóng của Đông Nam Á – khu vực có các nền kinh tế cốt lõi đang tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với các nền kinh tế châu Âu hay Mỹ”, Clay Chandler, Tổng biên tập Tạp chí Fortune khu vực châu Á cho biết.

Danh sách 500 công ty đến từ 7 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia. Báo cáo của Fortune cho biết tổng doanh thu năm 2023 của 500 công ty này là 1,8 nghìn tỷ USD. Ngưỡng doanh thu tối thiểu để được đưa vào danh sách Fortune Southeast Asia 500 là 460,8 triệu USD. Theo đó, Việt Nam có 70 công ty góp mặt trong danh sách này.

Trong lĩnh vực tiêu dùng – bán lẻ nhu yếu phẩm tại Việt Nam, Masan Group là công ty đứng đầu trong bảng xếp hạng của Fortune với doanh thu năm 2023 đạt hơn 3,2 tỷ USD.

Với hơn 28 năm hoạt động, Masan đã xây dựng nền tảng tiêu dùng với các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực FMCG với quy mô thị trường đầu ra trong nước lên đến gần 24 tỷ USD. Với tầm nhìn phục vụ 8 tỷ người tiêu dùng trên thế giới và chiến lược “Go Global”, Masan ước tính giá trị thị trường có thể gia tăng 131 lần.

Tương ớt Chin-SU Sriracha kết hợp cùng các món ăn đặc sản

Tương ớt Chin-SU Sriracha kết hợp cùng các món ăn đặc sản

Mảng tiêu dùng – bán lẻ với 2 công ty con là Masan Consumer (MCH) và WinCommerce (WCM) chiếm hơn 80% doanh thu của Masan Group. Trong đó, các sản phẩm của Masan Consumer đã thân thuộc với người tiêu dùng Việt Nam ở nhiều không gian sống khác nhau. MCH đã đi từ góc bếp đến các sản phẩm trong tủ lạnh, các sản phẩm ở phòng khách, phòng tắm. Hiện MCH đã có 5 nhãn hiệu lớn doanh thu 150 - 250 triệu USD cho mỗi nhãn hiệu là CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, Cafe Wakeup 247. Mục tiêu mới của công ty là xây dựng 6 big brands với doanh thu trên mỗi nhãn hiệu đạt 1 tỷ USD, bao gồm CHIN-SU, Omachi, Cafe Wakeup 247, Vinacafe, Chanté, Tea 365. "Tăng trưởng hàng năm trung bình của MCH đạt 14%/năm, gấp đôi so với tăng trưởng của các công ty nội địa và tại Đông Nam Á. Người tiêu dùng chỉ cần 5 phút là mua được một sản phẩm của MCH, và xác suất để tìm thấy 1 sản phẩm của Masan trong góc bếp, góc phòng tắm, tủ lạnh… của gia đình Việt là 98%”, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer chia sẻ.

Masan cũng chỉ ra rằng hiện quy mô thị trường FMCG mà MCH đang phục vụ mới trị giá 8 tỷ USD, trong khi quy mô toàn thị trường tại Việt Nam lên tới 32 tỷ USD. Do đó, Masan quyết định xây dựng mô hình FMCG mới với chiến lược xây 6 big brands tỷ USD; đưa big brands và ẩm thực Việt Nam ra thế giới và trở thành niềm tự hào của Việt Nam. Trong tương lai, Masan hướng đến mỗi gia đình trên thế giới có ít nhất một sản phẩm của tập đoàn này.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT của Masan Group cho biết các sản phẩm của Masan “mang đậm những giây phút trăn trở, đam mê và ngọt ngào trong những giây phút phụng sự người tiêu dùng. Đó còn là đại sứ ẩm thực Việt Nam nâng hành trình đi ra thế giới của Masan, một lần nữa cùng với người tiêu dùng Việt Nam tìm cách đi những bước vững chắc trong hành trình mang ẩm thực Việt Nam ra 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các nhãn hiệu mạnh".

Ở mảng bán lẻ, WinCommerce với chuỗi siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+, WiN là chuỗi bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất cả nước. Doanh thu của Wincommerce đạt 30.000 tỷ năm 2023 và dự kiến tăng lên 33.000 tỷ trong năm 2024. Trong đó, chuỗi mini mart, vốn chiếm tới 75% doanh thu, đã tăng trưởng doanh số gấp đôi trong giai đoạn 2019 - 2023, và hơn 2.000 cửa hàng đã có lãi về EBITDA (gần 10 lần so với con số năm 2019).

Từ cuối năm 2023, WCM đã xây dựng lại chiến lược về giá, truyền thông về giá cho khách hàng thông qua các nhân viên trong các cửa hàng, cũng như truyền thông trên nền tảng digital về mức giá của hàng hóa trong WCM. Cùng với đó, doanh nghiệp bán lẻ này còn đảm bảo mức giá cạnh tranh so với thị trường, mang sản phẩm “giá tốt” tới người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Bên cạnh chương trình tiết kiệm 20% thịt ủ mát MEATDeli và rau sạch WinEco cho hội viên WiN, WinCommerce thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mại định kỳ, đã và đang phát triển các hàng nhãn riêng bao gồm: Gạo Ngọc Nương, WinMart Good (thực phẩm khô), WinMart Cook (thực phẩm chế biến), WinMart Home (đồ gia dụng), WinMart Care (chăm sóc cá nhân) có giá thành rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường. Tùy theo sự “ấm” lên của thị trường tiêu dùng, WinCommerce sẽ mở mới 400-1.000 cửa hàng trong năm nay.

Ngoài 2 “cỗ máy tăng trưởng” Masan Consumer và WinCommerce, Masan Group còn sở hữu các công ty con nắm giữ vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Masan MEATLife (chuỗi giá trị thịt), Phúc Long (chuỗi bán lẻ F&B), Masan High-Tech Materials (vật liệu công nghiệp công nghệ cao)…

Đặng Khôi

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/masan-group-msn-duoc-vinh-danh-trong-danh-sach-fortune-southeast-asia-500-post347734.html