Mở đường cho nông sản Việt và doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập, việc xây dựng thương hiệu và mở rộng hoạt động ra quốc tế trở thành chiến lược sống còn của doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Tuy nhiên, bài toán 'đi như thế nào, bằng con đường nào' vẫn là một thách thức. GTR Worldwide Vietnam (GTR), một đơn vị tư vấn có chuyên môn sâu về định cư và đầu tư quốc tế, đang mang đến lời giải thực tiễn thông qua các chương trình thị thực phù hợp với năng lực và quy mô của doanh nghiệp Việt.

Cánh cửa pháp lý đưa nông sản Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ
Gần đây, tại hội thảo "Chìa khóa Bắc Mỹ: Mở cánh cửa tương lai" tổ chức tại TPHCM, GTR Worldwide Vietnam đã giới thiệu hai chương trình nổi bật là Thị thực Chuyển giao Nội bộ Doanh nghiệp (Visa L-1) của Hoa Kỳ và chương trình Doanh nhân Cộng đồng Alberta (RES) của Canada. Cả hai được đánh giá là phù hợp với doanh nghiệp Việt muốn mở rộng thị trường quốc tế một cách hợp pháp, bài bản và chi phí hợp lý.
Cụ thể, Visa L-1 cho phép doanh nghiệp trong nước mở chi nhánh tại Mỹ và cử người quản lý sang điều hành hợp pháp. Với chi phí một năm đầu khoảng từ 100.000 đô la Mỹ, Visa L-1 không yêu cầu mức đầu tư cố định như diện EB-5, thời gian xét duyệt nhanh (có thể chỉ 15 ngày nếu sử dụng dịch vụ Premium Processing). Ngoài ra, Visa L-1 có thể gia hạn đến 7 năm và đủ điều kiện chuyển sang thẻ xanh dành cho chủ doanh nghiệp EB-1C sau khi một năm chi nhánh hoạt động hiệu quả. Những điều kiện và chi phí tương đối dễ chịu này là ưu điểm lớn cho các doanh nghiệp SME của Việt Nam, những đơn vị vốn có sản phẩm tốt, có kế hoạch, nhưng chưa dồi dào những khoản đầu tư triệu đô.
Trong khi đó, chương trình Đầu tư Doanh nhân Cộng đồng Alberta (RES) của Canada cho phép nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại vùng nông thôn với vốn tối thiểu từ 100.000 CAD, ưu tiên các ngành như nông sản, thực phẩm, dịch vụ cộng đồng. Mô hình này phù hợp với quy mô nhỏ, có tính khả thi cao và mở ra cơ hội xin thường trú nhân khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định.
Từ Đồng Tháp ra thế giới: Xoài – Sen – Bonsai made in Vietnam
Không dừng lại ở việc tư vấn thủ tục thị thực và quy trình thực hiện, GTR Worldwide Vietnam còn đồng hành với doanh nghiệp địa phương, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cố vấn khởi nghiệp và kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu và nghiên cứu chiến lược phân phối phù hợp với từng ngành hàng ở Hoa Kỳ.
Trong chuỗi hoạt động ở Đồng Tháp, GTR Worldwide Vietnam đã có những chuyến làm việc với lãnh đạo tỉnh cũng như các ban ngành, doanh nghiệp về các cơ hội phát triển các nông sản địa phương ra thị trường quốc tế.
Bà Lê Minh Thùy Trang, Giám đốc Kinh doanh và Chiến lược của GTR cho biết các doanh nghiệp nông nghiệp tại Đồng Tháp có điểm mạnh về chất lượng sản phẩm vùng miền, mẫu mã đa dạng, đặc sắc, có khả năng đáp ứng các thị trường nhỏ lẻ. Tuy nhiên, để tiếp cận các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ và Canada, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn quốc tế hóa sản phẩm. “Nông sản Việt, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoàn toàn có thể chinh phục thị trường quốc tế”, bà nhận định.

Bà Lê Minh Thùy Trang, Giám đốc Kinh doanh & Chiến lược của GTR Worldwide Vietnam đang tập huấn về chương trình “Khởi sự Kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hoa Kỳ” tại Đồng Tháp ngày 28-6-2025.
Tại Đồng Tháp, bà Lê Minh Thùy Trang đã cố vấn và hướng dẫn xây dựng các mô hình mở chi nhánh tại Mỹ cho các nhóm ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp như xoài, sen và hoa kiểng (bonsai). Cụ thể đối với ngành hàng xoài, kinh doanh tại Hoa Kỳ các sản phẩm chế biến sâu như xoài sấy lạnh, nước xoài ép cô đặc... phân phối qua Amazon và các hệ thống siêu thị châu Á tại California. Với sen Đồng Tháp, phát triển theo hướng sức khỏe và thực dưỡng với các sản phẩm như trà túi lọc, tinh dầu và mỹ phẩm thiên nhiên. Hoa kiểng Sa Đéc được định vị ở cộng đồng yêu bonsai tại Mỹ qua mô hình trưng bày, workshop và bán bonsai mini các loại đã qua xử lý kiểm dịch.
Những mô hình này giúp sáng tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng chuỗi cung ứng, tạo điều kiện gia nhập thị trường địa phương, định vị thương hiệu Việt tại thị trường Hoa Kỳ cả ở hai phân khúc chợ truyền thống và kênh thương mại.
GTR Worldwide Vietnam cũng tư vấn doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ hiệp định thương mại CUSMA (Canada – Mỹ – Mexico) để giảm thuế nhập khẩu, đồng thời kết nối với cộng đồng hơn 4 triệu người Việt tại Bắc Mỹ, thị trường giàu tiềm năng tiêu thụ sản phẩm Việt Nam.
Gắn với chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế
Hoạt động của GTR Worldwide Vietnam phù hợp với chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho doanh nghiệp SMEs.
Cụ thể, Nghị định 66/2023/NĐ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP nhấn mạnh mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, trở thành trụ cột trong tăng trưởng bền vững, hướng đến mục tiêu đến năm 2030 tăng tỷ trọng doanh nghiệp có hoạt động quốc tế.

Theo đại diện doanh nghiệp, hoạt động của GTR Worldwide Vietnam trong thời gian tới sẽ gắn với chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
Trên tinh thần đó, GTR Worldwide Vietnam tiếp tục mở rộng chương trình tư vấn cá nhân hóa, đồng hành cùng doanh nghiệp ở từng bước triển khai thực tế mô hình kinh doanh tại Mỹ hoặc Canada với định hướng "đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu”.