Một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Trà thảo mộc chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất lành mạnh khác có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm lo âu, hỗ trợ tiêu hóa...

Tuy nhiên, có một số loại trà thảo mộc có thể tương tác với thuốc làm loãng máu và các loại thuốc khác. Dưới đây là một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến thuốc của bạn

 Có một số loại trà thảo mộc có thể tương tác với thuốc làm loãng máu và các loại thuốc khác. Ảnh: GETTY.

Có một số loại trà thảo mộc có thể tương tác với thuốc làm loãng máu và các loại thuốc khác. Ảnh: GETTY.

Trà bạch quả

Đây là một loại trà có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu, suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác và huyết áp cao.

Tuy nhiên, loại trà thảo mộc này chứa các hợp chất có thể làm chậm quá trình đông máu. Sử dụng trà bạch quả kết hợp với thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), cũng làm chậm quá trình đông máu, có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Ngoài ra, sử dụng bạch quả cùng với một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc serotonin.

Trà cây ban âu

Theo nghiên cứu, loại trà thảo mộc này có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình. Loại trà này được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và đặc biệt là Đức.

Dữ liệu cho thấy loại thảo mộc này có thể hoạt động tương tự như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) bằng cách tăng mức serotonin, dopamine và noradrenaline. Các chất hóa học trong não này giúp nâng cao và điều chỉnh tâm trạng của bạn.

Khi kết hợp với thuốc chống trầm cảm thông thường với loại trà thảo mộc này có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa đến tính mạng gọi là hội chứng serotonin xảy ra khi nồng độ serotonin tăng quá cao.

 Loại trà thảo mộc này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác như thuốc tránh thai. Ảnh: GETTY.

Loại trà thảo mộc này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác như thuốc tránh thai. Ảnh: GETTY.

Loại trà này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác như thuốc tránh thai; Thuốc dùng để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), ung thư và bệnh tim; Thuốc giảm đau; Chất làm loãng máu...

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường được dùng để làm dịu sự lo lắng và giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Mặc dù loại thảo mộc này thường được coi là an toàn nhưng có một số tương tác thuốc tiềm ẩn cần lưu ý.

Có một số báo cáo cho thấy hoa cúc tương tác với thuốc làm loãng máu warfarin, cũng như cyclosporine, một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng đào thải nội tạng sau khi cấy ghép.

Trà gừng

Trà gừng thường được điều trị buồn nôn. Bằng chứng cho thấy loại thảo mộc này cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa, đau bụng kinh và viêm.

Giống như nhiều loại trà thảo mộc khác, trà gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với thuốc làm loãng máu.

Trà rễ cây nữ lang

Trà cây nữ lang chứa nhiều hợp chất hóa học, bao gồm valepotriates và sesquiterpenes, có thể là nguyên nhân tạo nên tác dụng an thần và làm dịu nhẹ của loại thảo mộc này.

Nhiều người uống trà rễ cây nữ lang để giúp ngủ ngon, chống trầm cảm, lo âu và đau bụng kinh. Do tác dụng an thần của cây nữ lang, nó có thể làm tăng tác dụng của thuốc an thần và các loại thuốc và thực phẩm bổ sung khác có đặc tính tương tự.

PHƯƠNG LÊ

Theo Health

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/mot-so-loai-tra-thao-moc-co-the-anh-huong-den-tac-dung-cua-thuoc-post800649.html