Một tuần sau chỉ thị Chỉ thị 13/CT-TTg: Cả nước cắt giảm gấp 1.000 dự án
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tốc độ cắt giảm dự án từ các bộ ngành địa, phương trên toàn quốc gần như đã thực hiện đạt mục tiêu do Thủ tướng đề ra.
Trước đó, ngày 23/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu cắt giảm khoảng 1.500 dự án đầu tư công để tập trung làm những dự án mang lại nhiều hiệu quả, thiết thực hơn.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thì quá trình cắt giảm những dự án không hiệu quả, đầu tư dàn trải lãng phí đã diễn ra. Giai đoạn năm 2016-2020, Việt Nam dự kiến đầu tư khoảng 11.000 dự án thì sang giai đoạn hiện tại, con số chỉ còn 6.447 dự án.
Sau khi chỉ đạo của Thủ tướng được ban hành thì các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã tiếp tục rà soát, lên sách những loại bỏ những dự án. Số dự án giờ đây chỉ còn khoảng 5.397.
Đánh giá về tiến độ này, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương nhận định với Tạp chí Kinh tế Việt Nam rằng so với chỉ đạo cắt giảm 1.500 dự án thì với danh mục 1.000 dự án được đề xuất cắt giảm, cơ bản đã hoàn thành mục tiêu do Thủ tướng đề ra.
Trong thời gian sắp tới, Bộ KHĐT sẽ còn tiếp tục làm việc với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương thì số dự án sẽ còn tiếp tục giảm xuống mốc 5.000. Con số này đã giảm hơn 50% với giai đoạn trước và sụt giảm hơn 4 lần so với giai đoạn 2011-2015 (22.000 dự án).
Về phương hướng đầu tư công trong giai đoạn 5 năm sắp tới, Chính phủ chỉ đạo kiên quyết khắc phục những tồn đọng từ giai đoạn trước, đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí... Vốn đầu tư công phải đóng vai trò then chốt, dẫn dắt và là "vốn mồi" để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác như tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài...
Ngân sách phân bổ cho các dự án sẽ đảm bảo cho vùng động lực, vùng tăng trưởng song song với hỗ trợ cho các địa phương vùng khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công hiện tại vẫn tiếp tục thấp - theo đánh giá từ Bộ Tài Chính. 5 tháng đầu năm cả nước mới thực hiện được 22,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bên cạnh đó, giải ngân nguồn vốn nước ngoài rất thấp, mới đạt gần 3%, thấp đáng kể nếu so sánh với cùng thời điểm năm 2020.
Ngoài ra, vẫn còn khoảng 55.000 tỷ đồng vốn kế hoạch chưa được phân bổ.
Lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công ở một số bộ, ngành và địa phương là do các cơ quan này mới được nhận được kế hoạch vốn đợt 1. Trong khi đó, số vốn còn lại chưa bố trí cho bởi dự án chưa đủ điều kiện nhận vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2021. Nhiều dự án mới khởi động chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.