Mùa săn nhum ở Quảng Ngãi

Từ tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm nhum chắc thịt, dày gạch nhất trong năm. Từ sáng sớm, nhiều ngư dân chèo thúng, lặn sâu theo các gành đá mũi Ba Làng An, xã Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bắt nhum, thu về tiền triệu mỗi ngày.

Clip: Mùa săn nhum ở Quảng Ngãi. Thực hiện: NGUYỄN TRANG

Dọc vùng biển mũi Ba Làng An, xã Đông Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), từ 6 giờ sáng, nhiều ngư dân đã lên thúng, lặn sâu dưới gành đá mũi Ba Làng An để săn loài đặc sản được ví như “nhân sâm của biển”.

 Ngư dân chỉ dùng chiếc rìu có gắn cây sắt nhọn để bắt nhum dưới đáy biển và trở về kéo theo cả bao lưới nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ngư dân chỉ dùng chiếc rìu có gắn cây sắt nhọn để bắt nhum dưới đáy biển và trở về kéo theo cả bao lưới nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Những dây lưới buộc nhum thành từng túi ở dưới biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Những dây lưới buộc nhum thành từng túi ở dưới biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Nhum sẽ không rời khỏi mặt nước cho đến lúc sơ chế. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhum sẽ không rời khỏi mặt nước cho đến lúc sơ chế. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Nhum được các ngư dân kéo vào gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhum được các ngư dân kéo vào gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhum biển thường sinh trưởng tại các gành đá ngầm, độ sâu từ 15-20m. Để khai thác, thợ lặn dầm mình hàng giờ dưới nước, tay bám vào các mỏm đá ngầm sắc nhọn để tìm nhum. Ông Nguyễn Văn Đào (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn) chia sẻ: “Nghề lặn nhum rất vất vả, người thợ gần như cả buổi sáng không rời mặt nước, ăn uống cũng mang theo trên thuyền, lặn lên lặn xuống vài chục lượt mới đủ số lượng”.

 Ông Nguyễn Văn Đào kéo lưới nhum lên gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ông Nguyễn Văn Đào kéo lưới nhum lên gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Nhum sau khi đổ ra gành đá sẽ được sơ chế ngay để không bị hư hỏng. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhum sau khi đổ ra gành đá sẽ được sơ chế ngay để không bị hư hỏng. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ông Nguyễn Văn Đào cho biết, công việc lặn xuống nước mấy chục mét, chịu áp suất lớn, người yếu là không chịu nổi, chuột rút khi đang lặn rất nguy hiểm. Đó là chưa kể, không cẩn thận sẽ bị gai nhum đâm vào, đau nhức nhiều ngày.

Nhum con có hình dáng như trái chôm chôm, màu đen sẫm, khi trưởng thành có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm, dày 3-4cm, thân đầy gai nhọn dài từ 3-4cm, khi di chuyển có thể phóng gai.

 Nhum có màu đen sẫm và đầy gai nhọn được ví như "nhân sâm của biển". Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nhum có màu đen sẫm và đầy gai nhọn được ví như "nhân sâm của biển". Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Ông Đào bắt đầu sơ chế nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ông Đào bắt đầu sơ chế nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Đến khoảng 11 giờ trưa, khi đầy lưới, ngư dân đưa nhum vào bãi rạng, nơi những người phụ nữ chờ sẵn để sơ chế. Bà Nguyễn Thị Hà (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn) cẩn thận dùng dao tách đôi từng con nhum, khéo léo nạo phần ruột màu vàng ươm cho vào rổ, rồi vứt bỏ phần vỏ đầy gai nhọn. Sau khi tách, nhum thường được rửa qua nước biển giữ độ tươi và hạn chế mùi hôi.

 Tiến hành phân loại nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Tiến hành phân loại nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Công việc sơ chế hầu hết cho phụ nữ đảm nhận. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Công việc sơ chế hầu hết cho phụ nữ đảm nhận. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Bà Hà cho biết: “Nhum phải lấy thịt ngay sau khi đưa lên bờ, nếu để quá lâu là hỏng liền. Mình phải nạo nhẹ tay, tránh làm vỡ phần gạch vàng bên trong, nếu dính ruột, gân máu là không chế biến được nữa”.

 Mỗi người một công đoạn để sơ chế nhum ngay trên gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Mỗi người một công đoạn để sơ chế nhum ngay trên gành đá. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Chặt nhum để lấy phần gạch nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Chặt nhum để lấy phần gạch nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Ảnh: NGUYỄN TRANG

Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Phần thịt nhum có màu vàng. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phần thịt nhum có màu vàng. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Trung bình mỗi ngày, bà Hà cùng các thành viên có thể thu về 7–8 kg thịt nhum, bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, chủ yếu được bán cho các nhà hàng, quán ăn, bán trực tiếp cho khách đến tham quan mũi Ba Làng An, mang lại nguồn thu nhập nhờ “lộc biển” này.

 Phụ nữ địa phương tỉ mỉ nạo phần gạch nhum, công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và nhẹ tay. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phụ nữ địa phương tỉ mỉ nạo phần gạch nhum, công đoạn đòi hỏi sự khéo léo và nhẹ tay. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Cẩn thận để lấy phần thịt bên trong. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Cẩn thận để lấy phần thịt bên trong. Ảnh: NGUYỄN TRANG

 Phần thịt vàng ươm, tươi rói, thơm nhẹ mùi của biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phần thịt vàng ươm, tươi rói, thơm nhẹ mùi của biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Bà Võ Thị Vân (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn), một thành viên, chia sẻ: “Nhum không chỉ bán được giá mà còn là món đặc sản của vùng biển. Thịt nhum vàng ươm, béo ngậy, có thể chế biến thành gỏi nhum, cháo nhum, nhum nướng mỡ hành, cơm rang nhum… Ở vùng biển Ba Làng An vào mùa này, có thể coi là đặc sản”.

 Nghề khai thác nhum chỉ kéo dài đến tháng 8 giúp người dân ven biển có thêm nguồn thu nhập. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nghề khai thác nhum chỉ kéo dài đến tháng 8 giúp người dân ven biển có thêm nguồn thu nhập. Ảnh: NGUYỄN TRANG

NGUYỄN TRANG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/mua-san-nhum-o-quang-ngai-post803576.html