Nga sản xuất xe Citroen với sự giúp đỡ từ đối tác Trung Quốc

Nga sản xuất xe Citroen nhái tại nhà máy của Stellantis với sự giúp đỡ từ đối tác Trung Quốc.

Được biết, Nga dường như đã tiếp quản nhà máy Kaluga của Stellantis và có kế hoạch chế tạo Citroen C5 Aircrosses từ các bộ dụng cụ thu được ở Trung Quốc.

Cùng với các nhà sản xuất ô tô phương Tây khác, Stellantis đã ngừng xuất khẩu xe sang và sản xuất chúng tại Nga vào năm 2022. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở đó vẫn có thể mua một số xe mới của họ nhờ sự giúp đỡ của đối tác Trung Quốc, đó là một công ty có tên Dongfeng.

 Nga sản xuất xe Citroen nhái tại nhà máy của Stellantis với sự giúp đỡ từ đối tác Trung Quốc. Ảnh: Carscoops.

Nga sản xuất xe Citroen nhái tại nhà máy của Stellantis với sự giúp đỡ từ đối tác Trung Quốc. Ảnh: Carscoops.

Không có một thông tin nào cho thấy Stellantis đang lách các biện pháp trừng phạt thương mại với Nga. Thay vào đó, Nga dường như đang sử dụng cái mà họ gọi là “nhập khẩu song song” để giữ cho ngành công nghiệp ô tô của mình tiếp tục phát triển sau khi rơi vào tình trạng hỗn loạn sau cuộc xâm lược Ukraine.

Ban đầu, các công ty Trung Quốc xuất khẩu xe của họ sang nước Nga và giờ đây dường như họ cũng đang hỗ trợ lĩnh vực sản xuất xe này cho Nga.

Vào tháng 12 năm 2023, một công ty của Nga có tên Automotive Technologies đã nhập khẩu hơn 42 bộ phụ kiện để lắp ráp Citroen C5 Aircross tại một nhà máy ở Kaluga.

Theo Reuters dẫn lời các đại lý giấu tên cho biết các bộ dụng cụ này đến từ Dongfeng, công ty có quan hệ đối tác thương mại với Stellantis, qua đó họ có thể bán xe của công ty Euro-Mỹ tại Trung Quốc.

Theo đó, lô bộ dụng cụ đầu tiên được cho là một phần của dự án thí điểm và nhà máy Kaluga ở Nga (về mặt kỹ thuật vẫn thuộc sở hữu đa số của Stellantis nhưng không còn do họ kiểm soát) sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt xe vào năm 2024.

Các đại lý tại Nga cho biết họ đã được thông báo rằng họ sẽ sớm bắt đầu nhận những chiếc C5 Aircross được lắp ráp từ các bộ phụ kiện tại nhà máy Kaluga, nhưng không rõ liệu chúng có tiếp tục mang nhãn hiệu Citroens hay không.

Trước đó, vào năm 2022, Nga đã hồi sinh Moskvich, công ty bán những chiếc xe JAC Motors đã thay đổi thương hiệu được lắp ráp tại Moscow bằng cách sử dụng bộ phụ kiện mua từ Trung Quốc.

Việc tái khởi động sản xuất xe C5 Aircross nêu bật sự mất kiểm soát mà các công ty phương Tây đã trải qua đối với thương hiệu và tài sản của họ ở Nga.

Theo Stellantis cho biết, mặc dù họ sở hữu 70% nhà máy Kaluga (30% còn lại thuộc về Mitsubishi) cùng với các tài sản khác ở nước Nga, nhưng vào tháng 12, họ đã kết luận rằng Stellantis đã “mất quyền kiểm soát các thực thể của mình” ở Nga.

Nhà sản xuất ô tô cho biết, kết quả là họ đã ghi nhận khoản lỗ 144 triệu euro (155 triệu USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại). Khi các công ty phương Tây mất quyền kiểm soát, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang nhảy vào và chiếm hơn 56% thị trường. Điều đó dường như đang chững lại khi ngành sản xuất trong nước đang phục hồi nhẹ.

PHƯƠNG LÊ

Theo Carscoops

Nguồn PLO: https://plo.vn/nga-san-xuat-xe-citroen-voi-su-giup-do-tu-doi-tac-trung-quoc-post776384.html