Ngắm bình minh trên đỉnh tháp Bánh Ít ở Bình Định

Dưới bình minh, tháp Bạc (tháp Bánh Ít) mang dấu ấn ngàn năm của Vương triều Chăm Pa tại Bình Định hiên ngang, sừng sững trên đỉnh đồi.

Ngắm bình minh trên đỉnh tháp Bạc (tháp Bánh Ít) tại Bình Định.

Tháp Bạc hay còn gọi với cái tên thân thuộc của người dân Bình Định là tháp Bánh Ít, nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cách TP Quy Nhơn khoảng 20km về phía Tây Bắc,.

Tháp Bạc hay còn gọi với cái tên thân thuộc của người dân Bình Định là tháp Bánh Ít, nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cách TP Quy Nhơn khoảng 20km về phía Tây Bắc,.

 Tháp Bánh Ít là quần thể tháp có quy mô lớn và có số lượng tháp nhiều nhất trong 7 cụm tháp cổ Chăm Pa hiện còn ở Bình Định, gồm 4 kiến trúc: tháp Chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Lửa (Kosagrha), tháp Bia (Posah)

Tháp Bánh Ít là quần thể tháp có quy mô lớn và có số lượng tháp nhiều nhất trong 7 cụm tháp cổ Chăm Pa hiện còn ở Bình Định, gồm 4 kiến trúc: tháp Chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Lửa (Kosagrha), tháp Bia (Posah)

Cụm tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII bởi người Chăm với tên gọi Yang Mtian.

Cụm tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII bởi người Chăm với tên gọi Yang Mtian.

Tháp Bánh Ít được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1982 và được đưa vào giới thiệu trong cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm Tổng Chủ biên, Quintessence (Anh) xuất bản. Đây là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam có mặt trong cuốn sách này.

Tháp Bánh Ít được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1982 và được đưa vào giới thiệu trong cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh, do cây bút chuyên viết về kiến trúc Mark Irving làm Tổng Chủ biên, Quintessence (Anh) xuất bản. Đây là công trình kiến trúc cổ duy nhất của Việt Nam có mặt trong cuốn sách này.

Theo các nhà nghiên cứu, tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc bị bào mòn, tàn phá theo thời gian lịch sử, và quần thể kiến trúc đó đều nằm trên quả đồi tự nhiên cao 75 mét khiến tổng thể kiến trúc cụm tháp đồ sộ và hùng vĩ.

Theo các nhà nghiên cứu, tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc bị bào mòn, tàn phá theo thời gian lịch sử, và quần thể kiến trúc đó đều nằm trên quả đồi tự nhiên cao 75 mét khiến tổng thể kiến trúc cụm tháp đồ sộ và hùng vĩ.

Tháp chính với các chi tiết kiến trúc nổi bật với mái vòm hình mũi giáo, trang trí phù điêu Kala ở giữa. Diềm mái vòm khắc hình khỉ thần HaNuMan đang nhảy múa. Các cửa giả nhỏ hơn có phù điêu Gajasimha trên diềm mái.

Tháp chính với các chi tiết kiến trúc nổi bật với mái vòm hình mũi giáo, trang trí phù điêu Kala ở giữa. Diềm mái vòm khắc hình khỉ thần HaNuMan đang nhảy múa. Các cửa giả nhỏ hơn có phù điêu Gajasimha trên diềm mái.

Về kích thước, tháp Cổng (Gopura) cao 13 mét, trên nền vuông mỗi cạnh 7 mét; tháp Bia (Posah) cao hơn 10 mét, hình vuông, cách tháp Cổng 22m về phía Nam. Tháp Chính (Kalan) là tòa tháp lớn nhất trên đỉnh đồi, có chiều cao 29,6 mét, trên nền vuông mỗi cạnh dài 12 mét; tháp Hỏa (Kosagrha) cao 10 mét, dài 12 mét và rộng 5 mét.

Về kích thước, tháp Cổng (Gopura) cao 13 mét, trên nền vuông mỗi cạnh 7 mét; tháp Bia (Posah) cao hơn 10 mét, hình vuông, cách tháp Cổng 22m về phía Nam. Tháp Chính (Kalan) là tòa tháp lớn nhất trên đỉnh đồi, có chiều cao 29,6 mét, trên nền vuông mỗi cạnh dài 12 mét; tháp Hỏa (Kosagrha) cao 10 mét, dài 12 mét và rộng 5 mét.

Mặt trước và mặt sau của 2 ngọn tháp ở vị trí cao nhất trên đồi: Tháp Chính (Kalan) và tháp Hỏa (Kosagrha).

Mặt trước và mặt sau của 2 ngọn tháp ở vị trí cao nhất trên đồi: Tháp Chính (Kalan) và tháp Hỏa (Kosagrha).

Tháp Chính là nơi thờ tượng thần Shiva cao 1,54m, rộng 1,06m, dày 0,56m. Tượng là tác phẩm điêu khắc Chăm Pa cổ nhất ở Bình Định mang phong cách Chánh lộ của thế kỷ XI.

Tháp Chính là nơi thờ tượng thần Shiva cao 1,54m, rộng 1,06m, dày 0,56m. Tượng là tác phẩm điêu khắc Chăm Pa cổ nhất ở Bình Định mang phong cách Chánh lộ của thế kỷ XI.

Bên trong vòm mái của các tháp được là các lớp gạch được xếp độc đáo theo lối kim tự tháp nhỏ dần.

Bên trong vòm mái của các tháp được là các lớp gạch được xếp độc đáo theo lối kim tự tháp nhỏ dần.

Về phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Cụm tháp này được xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1982.

Về phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Cụm tháp này được xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1982.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ngam-binh-minh-tren-dinh-thap-banh-it-o-binh-dinh-ar892984.html