Ngắm 'cây thị ăn thề' hơn 700 tuổi gắn với sự tích cứu vua Lê Lợi

Cây thị hơn 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận là cây di sản Việt Nam gắn liền với truyền thuyết về cuộc kháng chiến đánh giặc Minh của Lê Lợi.

Cây thị cổ nằm trong một khu đất tiếp giáp với vườn nhà của 3 hộ dân là bà Trần Thị Nhuận, ông Uông Trung Hòa và ông Uông Xuân Hanh (tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể.

Cây thị cổ nằm trong một khu đất tiếp giáp với vườn nhà của 3 hộ dân là bà Trần Thị Nhuận, ông Uông Trung Hòa và ông Uông Xuân Hanh (tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Cây cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể.

Ngày 29/5/2023, cây thị này được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản”.

Ngày 29/5/2023, cây thị này được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản”.

Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.

Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía trong gốc cây rỗng, 2 - 3 người có thể ngồi vừa trong đó.

Dưới gốc thị, người dân địa phương đã lập đền thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích” hay còn gọi là “cây thị ăn thề”. Bia đá chỉ rõ gốc thị là chứng tích của một lời tuyên thệ quyết tâm đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Dưới gốc thị, người dân địa phương đã lập đền thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích” hay còn gọi là “cây thị ăn thề”. Bia đá chỉ rõ gốc thị là chứng tích của một lời tuyên thệ quyết tâm đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Theo lời các cụ cao niên ở thôn Kim Sơn, cây thị gắn liền với lịch sử chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV vào năm 1425, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của vua Lê Lợi ở Lam Sơn (Thanh Hóa) gặp khó, nhà vua đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia (tức Hương Sơn ngày nay) để lập căn cứ địa.

Theo lời các cụ cao niên ở thôn Kim Sơn, cây thị gắn liền với lịch sử chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV vào năm 1425, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của vua Lê Lợi ở Lam Sơn (Thanh Hóa) gặp khó, nhà vua đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia (tức Hương Sơn ngày nay) để lập căn cứ địa.

Trên đường vào Hương Sơn, vua Lê Lợi bị giặc Minh truy đuổi, đến làng Cổ Đậu thì phát hiện cây thị sum sê, phần gốc rỗng ruột, vua Lê Lợi được thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện cùng đội quân chỉ dẫn chui vào ẩn nấp trong hốc cây, nhờ đó thoát nạn. Tại gốc cây thị này, vua Lê Lợi và thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề, thể hiện quyết tâm đồng lòng đánh giặc Minh. Sau khi đánh đuổi giặc Minh thành công, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần.

Trên đường vào Hương Sơn, vua Lê Lợi bị giặc Minh truy đuổi, đến làng Cổ Đậu thì phát hiện cây thị sum sê, phần gốc rỗng ruột, vua Lê Lợi được thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện cùng đội quân chỉ dẫn chui vào ẩn nấp trong hốc cây, nhờ đó thoát nạn. Tại gốc cây thị này, vua Lê Lợi và thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề, thể hiện quyết tâm đồng lòng đánh giặc Minh. Sau khi đánh đuổi giặc Minh thành công, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần.

Trải qua hàng trăm năm, cây thị vẫn giữ được thế rất đẹp, nhiều đoạn cành lá sum sê, uốn lượn. Rất nhiều đoàn khách từ các địa phương về đây chụp hình lưu niệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "cây thị ăn thề".

Trải qua hàng trăm năm, cây thị vẫn giữ được thế rất đẹp, nhiều đoạn cành lá sum sê, uốn lượn. Rất nhiều đoàn khách từ các địa phương về đây chụp hình lưu niệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "cây thị ăn thề".

Ông Uông Trung Hòa (trú thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa) cho biết, cây thị được bà con trong vùng tôn kính, xem đây như là một biểu tượng lịch sử. Người dân sống quanh thường xuyên đến dọn dẹp, xem cây thị như vị Thành hoàng của làng. Ai nấy đều mong muốn cây thị cổ được bảo vệ, gìn giữ.

Ông Uông Trung Hòa (trú thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa) cho biết, cây thị được bà con trong vùng tôn kính, xem đây như là một biểu tượng lịch sử. Người dân sống quanh thường xuyên đến dọn dẹp, xem cây thị như vị Thành hoàng của làng. Ai nấy đều mong muốn cây thị cổ được bảo vệ, gìn giữ.

Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, cây thị vẫn đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát.

Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, cây thị vẫn đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát.

Nguyễn Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ngam-cay-thi-an-the-hon-700-tuoi-gan-voi-su-tich-cuu-vua-le-loi-169240223115236641.htm