Ngắm lăng mộ 'sơn thủy hữu tình' của ông vua thi sĩ triều Nguyễn

Khiêm Lăng là nơi an nghỉ của vua Tự Đức (vị vua thứ 4) và cũng là vị hoàng đế được đánh giá là hay chữ nhất của triều Nguyễn.

Khiêm Lăng tọa lạc tại thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là tổ dân phố Thượng Ba (phường Thủy Xuân, quận Thuận Hóa, TP Huế). Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức (vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn).

Khiêm Lăng tọa lạc tại thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là tổ dân phố Thượng Ba (phường Thủy Xuân, quận Thuận Hóa, TP Huế). Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức (vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn).

Khiêm Lăng được hoàn thành năm 1873 - thời điểm ấy vua Tự Đức vẫn còn sống nên nơi này được vua gọi là Khiêm Cung. 10 năm sau, vua băng hà mới được đổi tên thành Khiêm Lăng. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Khiêm Lăng được hoàn thành năm 1873 - thời điểm ấy vua Tự Đức vẫn còn sống nên nơi này được vua gọi là Khiêm Cung. 10 năm sau, vua băng hà mới được đổi tên thành Khiêm Lăng. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục lăng mộ và tẩm điện dọc song song với nhau cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục lăng mộ và tẩm điện dọc song song với nhau cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Khu vực cảnh quan phía trước chủ yếu là hồ Lưu Khiêm, lấy nước từ bên tả, chạy suốt ôm vòng cả hai trục lăng và tẩm.

Khu vực cảnh quan phía trước chủ yếu là hồ Lưu Khiêm, lấy nước từ bên tả, chạy suốt ôm vòng cả hai trục lăng và tẩm.

Phía trước bên ngoài Khiêm Lăng có 2 tòa nhà vuông Công Khiêm, Cung Khiêm. 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, là cửa chính của khu tẩm điện, 3 gian có cổ lâu.

Phía trước bên ngoài Khiêm Lăng có 2 tòa nhà vuông Công Khiêm, Cung Khiêm. 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, là cửa chính của khu tẩm điện, 3 gian có cổ lâu.

Bên trong Khiêm Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm làm theo kiểu nhà kép, là nơi vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên phía trước tả, hữu là Pháp Khiêm vu và Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu.

Bên trong Khiêm Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm làm theo kiểu nhà kép, là nơi vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên phía trước tả, hữu là Pháp Khiêm vu và Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu.

Khiêm Lăng được giới nghiên cứu đánh giá là nơi phong cảnh sơn thủy, hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn. Điều này không lạ khi chủ nhân của lăng mộ (vua Tự Đức) khi còn sống nổi danh là hoàng đế hay chữ, đặc biệt yêu thích văn thơ.

Khiêm Lăng được giới nghiên cứu đánh giá là nơi phong cảnh sơn thủy, hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn. Điều này không lạ khi chủ nhân của lăng mộ (vua Tự Đức) khi còn sống nổi danh là hoàng đế hay chữ, đặc biệt yêu thích văn thơ.

Hiện nay, di tích này cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất cố đô Huế. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Hiện nay, di tích này cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất cố đô Huế. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chiến tranh, di tích Khiêm Lăng bị xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chiến tranh, di tích Khiêm Lăng bị xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Trước thực trạng đó, TP Huế quyết định trích 100 tỷ đồng từ ngân sách để trùng tu Khiêm Lăng và dự kiến hoàn thành vào năm 2027. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Trước thực trạng đó, TP Huế quyết định trích 100 tỷ đồng từ ngân sách để trùng tu Khiêm Lăng và dự kiến hoàn thành vào năm 2027. (Ảnh: Nguyễn Phong)

Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì) là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Tự Đức là ông vua hay chữ nhất triều Nguyễn nên ông rất đề cao Nho học.

Ông cũng là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Ông làm nhiều thơ bằng chữ Hán, trong đó có bộ Ngự Chế Việt sử tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam.

Tự Đức được người đời khen ngợi là một ông vua có hiếu. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều: trong một tháng chầu cung 15 lần và ngự triều cũng 15 lần, trừ khi đi vắng và lâm bệnh. Dù làm vua, Tự Đức luôn kính cẩn vâng lời mẹ dạy. Ông ghi chép những lời răn của mẹ vào một cuốn sách, đặt tên là Từ huấn lục.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ngam-lang-mo-son-thuy-huu-tinh-cua-ong-vua-thi-si-trieu-nguyen-ar922993.html