Ngày 5/5/2023 (Âm lịch) là ngày gì? Tết Đoan Ngọ người Việt thường làm gì ngày này?
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) còn được gọi là Tết nửa năm, tết diệt sâu bọ. Nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cúng có cơm rượu, quả vải, quả mận… đúng giờ Ngọ. Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào ngày 22/6.
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ được người Việt quen gọi với tên Tết nửa năm, Tết diệt sâu bọ, được diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Theo quan niệm của người xưa, Tết Đoan Ngọ là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ dân hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi.
Bên cạnh đó, lễ cúng Tết Đoan Ngọ người dân còn gửi gắm hy vọng vào mùa vụ sau sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, cùng mong ước con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.
Vào ngày này, các gia đình cũng sẽ chuẩn bị lễ vật để dâng hương lên tổ tiên, thần linh. Mọi người sẽ ăn cơm rượu, bánh ú cùng quả mận, quả vải,… khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ”.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Tùy theo từng địa phương mà ngày Tết Đoan Ngọ sẽ được dâng lễ theo cách khác nhau. Tuy nhiên, nhiều địa phương thì mâm cúng vào ngày này là mâm cúng chay, còn ở một số địa phương có cúng thêm thịt vịt.
Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ gồm có:
- Hoa tươi, hương, vàng mã, nước sạch.
- Cơm rượu nếp, nếp cẩm.
- Hoa quả thường chọn như mận, vải…
Những địa phương khác mâm cỗ cúng có thêm những lễ vật khác như:
- Bánh tro: Là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc
- Thịt vịt: Là món đặc trưng của người dân miền Trung .
- Chè trôi nước: Ở miền Nam,người dân thường dâng lên món chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh.
Tết Đoan Ngọ nên kiêng gì?
Theo quan niệm của người xưa, dịp Tết Đoan Ngọ cần tránh những điều sau đây để tránh gặp xui xẻo:
Không làm rơi tiền
Theo quan niệm dân gian, việc rơi tiền vào ngày Tết Đoan Ngọ được xem như là tự đánh rơi tài lộc. Vì thế khi đi ra ngoài mọi người cần chú ý đặc biệt đến tài sản.
Không dừng chân nơi u ám
Ngày Tết Đoan Ngọ khi đi ra đường mọi người không nên dừng chân ở những nơi u ám, âm u như nghĩa trang, tang lễ, bệnh viện,... vì có thể ảnh hưởng sức khỏe.
Kiêng để dép lộn xộn
Trong từ Hán, giày dép có đồng âm với từ “tà”, việc để dép lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy, dịp Tết Đoan Ngọ mọi người nên để giày dép gọn gàng, tránh gặp những điều xui rủi.
Không soi gương sau nửa đêm
Theo quan niệm dân gian, sau 12h đêm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch thì âm khí hoạt động rất mạnh mẽ nên tuyệt đối không được soi gương để tránh dụ dỗ tà khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những điều chia sẻ về ngày Tết Đoan Ngọ. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ có thể giúp bạn hiểu thêm về ngày lễ truyền thống của nước ta.