Nghề làm bánh lá nức tiếng ở làng Quỳnh Viên

Làng Quỳnh Viên, xã Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cách thành phố Vinh khoảng 60km về phía Bắc là miền quê hiện còn lưu trữ rất nhiều giá trị truyền thống đặc sắc, trong đó nổi tiếng là nghề làm bánh lá có từ hàng trăm năm.

Từ món quà quê dân dã, đến nay mỗi ngày làng nghề gói bánh lá Quỳnh Viên thuộc xã Quỳnh Thạch (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) gói hàng vạn cái bánh lá bán ra thị trường. Nhờ đó tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.

Bánh lá (hay còn gọi là bánh tẻ) là tên gọi dân dã của một thứ bánh được gói trong lá dong xanh. Bánh lá Quỳnh Viên được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong cuộc sống hằng ngày gồm: hành lá, hành củ, thịt lợn ba chỉ, hạt tiêu, mộc nhĩ. Tất cả được băm nhỏ, trộn lẫn với gia vị rồi đặt trong lòng một lớp bột gạo, gói lại bằng lá dong. Quy trình làm bánh lá cũng không khó, nhưng nghề làm bánh cũng lắm công phu, vì trải qua nhiều công đoạn như chọn nguyên liệu, sơ chế, bột bánh và hấp bánh. Từ chiều hôm trước người làm bánh phải rửa sạch, phơi ráo lá dong và chuẩn bị nguyên liệu để làm nhân bánh.

Bánh lá (hay còn gọi là bánh tẻ) là tên gọi dân dã của một thứ bánh được gói trong lá dong xanh. Bánh lá Quỳnh Viên được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong cuộc sống hằng ngày gồm: hành lá, hành củ, thịt lợn ba chỉ, hạt tiêu, mộc nhĩ. Tất cả được băm nhỏ, trộn lẫn với gia vị rồi đặt trong lòng một lớp bột gạo, gói lại bằng lá dong. Quy trình làm bánh lá cũng không khó, nhưng nghề làm bánh cũng lắm công phu, vì trải qua nhiều công đoạn như chọn nguyên liệu, sơ chế, bột bánh và hấp bánh. Từ chiều hôm trước người làm bánh phải rửa sạch, phơi ráo lá dong và chuẩn bị nguyên liệu để làm nhân bánh.

Nguyên liệu chính của bánh lá là gạo tẻ đã làm sạch, ngâm nước đủ 5 tiếng, đến gần sáng hôm sau mới được mang đi xay ra thành bột nước. Trước đây, người dân thường xay bột bằng cối đá. Từ ngày có máy xay bột thì việc xay bột đã nhẹ nhàng hơn. Để kịp có bánh bán buổi sáng thì khoảng 2 giờ sáng, người thợ đã phải dậy sớm bắt tay vào làm việc. Với công đoạn xay bột thì mất khoảng 30-60 phút tùy vào lượng gạo làm.

Nguyên liệu chính của bánh lá là gạo tẻ đã làm sạch, ngâm nước đủ 5 tiếng, đến gần sáng hôm sau mới được mang đi xay ra thành bột nước. Trước đây, người dân thường xay bột bằng cối đá. Từ ngày có máy xay bột thì việc xay bột đã nhẹ nhàng hơn. Để kịp có bánh bán buổi sáng thì khoảng 2 giờ sáng, người thợ đã phải dậy sớm bắt tay vào làm việc. Với công đoạn xay bột thì mất khoảng 30-60 phút tùy vào lượng gạo làm.

Nhân và bột cùng lá dong làm nên những chiếc bánh lá đậm đà hương vị đặc trưng của làng bánh lá Quỳnh Viên.

Nhân và bột cùng lá dong làm nên những chiếc bánh lá đậm đà hương vị đặc trưng của làng bánh lá Quỳnh Viên.

Bình quân mỗi ngày cơ sở của bà Nguyễn thị Xuân gói từ 300 đến 500 cái bánh lá. Ngày lễ, tiệc hiếu, hỉ lên đến hàng nghìn cái

Bình quân mỗi ngày cơ sở của bà Nguyễn thị Xuân gói từ 300 đến 500 cái bánh lá. Ngày lễ, tiệc hiếu, hỉ lên đến hàng nghìn cái

Nhiều bạn trẻ tranh thủ ngày hè phụ gia đình làm bánh lá tăng thu nhập.

Nhiều bạn trẻ tranh thủ ngày hè phụ gia đình làm bánh lá tăng thu nhập.

Bánh lá sau khi được gói, đưa lên bếp củi hấp khoảng 70 phút là chín.

Bánh lá sau khi được gói, đưa lên bếp củi hấp khoảng 70 phút là chín.

Hấp chín xong, bánh lá được cơ sở chế biến cho vào thùng xốp mang đi tiêu thụ.

Hấp chín xong, bánh lá được cơ sở chế biến cho vào thùng xốp mang đi tiêu thụ.

Những lát bánh lá nóng hổi, thơm ngon.

Những lát bánh lá nóng hổi, thơm ngon.

Bánh lá trở thành đồ ăn sáng lý tưởng của nhiều gia đình.

Bánh lá trở thành đồ ăn sáng lý tưởng của nhiều gia đình.

Và là món ăn không thể thiếu ở làng quê Quỳnh Thạch và vùng lân cận dịp lễ Tết, tiệc cưới hỏi...

Và là món ăn không thể thiếu ở làng quê Quỳnh Thạch và vùng lân cận dịp lễ Tết, tiệc cưới hỏi...

Làng nghề bánh lá Quỳnh Viên hiện có 40 cơ sở, hộ gia đình làm nghề, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động của địa phương. Bình quân mỗi ngày làng nghề gói từ 1.800 - 2.000 chiếc bánh, những lúc có việc hiếu, hỉ, tiệc… lên đến 3.000- 4.000 chiếc, công việc đều tay không nghỉ.

Làng nghề bánh lá Quỳnh Viên hiện có 40 cơ sở, hộ gia đình làm nghề, tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động của địa phương. Bình quân mỗi ngày làng nghề gói từ 1.800 - 2.000 chiếc bánh, những lúc có việc hiếu, hỉ, tiệc… lên đến 3.000- 4.000 chiếc, công việc đều tay không nghỉ.

Ông Nguyễn Bá Trinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch, cho biết, bánh lá Quỳnh Viên có từ hàng trăm năm và được chứng nhận làng nghề từ tháng 11/2023. Đây là một trong những động lực để người dân cùng "giữ lửa nghề". Nghề gói bánh lá không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động mà còn làm cho đời sống nhân dân Quỳnh Viên, xã Quỳnh Thạch ngày càng khởi sắc.

Ông Nguyễn Bá Trinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch, cho biết, bánh lá Quỳnh Viên có từ hàng trăm năm và được chứng nhận làng nghề từ tháng 11/2023. Đây là một trong những động lực để người dân cùng "giữ lửa nghề". Nghề gói bánh lá không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động mà còn làm cho đời sống nhân dân Quỳnh Viên, xã Quỳnh Thạch ngày càng khởi sắc.

Cảnh Huệ

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nghe-lam-banh-la-nuc-tieng-o-lang-quynh-vien-post1641748.tpo