Người cuối cùng dệt chiếu cói Hưng Hòa

'Chiếu cói Hưng Hòa' từng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Trải qua bao thăng trầm, quá khứ lẫy lừng của làng nghề này giờ chỉ là những ký ức đẹp trong bao thế hệ con em xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An.

2 xóm Phong Hảo và Phong Thuận xã Hưng Hòa được công nhận là làng có nghề vào năm 2005. Đó là thời “vàng son” của nghề chiếu cói Hưng Hòa. Trong ảnh: Người dân thu hoạch cói.

2 xóm Phong Hảo và Phong Thuận xã Hưng Hòa được công nhận là làng có nghề vào năm 2005. Đó là thời “vàng son” của nghề chiếu cói Hưng Hòa. Trong ảnh: Người dân thu hoạch cói.

Nhiều người xã Hưng Hòa vẫn còn nhắc nhớ thời dệt chiếu cói hưng thịnh nhất là vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhưng biết làm nghề và sống với nghề đến nay chỉ còn bà Trần Thị Lương, 55 tuổi.

Khi làng chiếu còn… 1 khung dệt

Thời hưng thịnh, cả xã có gần 200 ha trồng cói nguyên liệu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Thời điểm đó, chiếu cói Hưng Hòa không chỉ được bán ở thị trường các tỉnh miền Trung, mà còn xuất khẩu qua Lào.

Năm 2005, hai xóm Phong Thuận và Phong Hảo gần 100% hộ dân gắn bó với nghề làm chiếu được tỉnh Nghệ An công nhận là làng nghề. Nhưng cũng từ thời điểm đó, nghề trồng cói, đan chiếu bắt đầu đi xuống.

Gần 40 năm theo nghề, tuổi đã lớn, lưng còng hơn nhưng vợ chồng bà Lương quyết không bỏ nghề. Vợ chồng già giữ nghề không hẳn vì thu nhập mà muốn níu giữ những gì công sức của cha ông gầy dựng cho người dân Hưng Hòa xa xưa.

Gần 40 năm theo nghề, tuổi đã lớn, lưng còng hơn nhưng vợ chồng bà Lương quyết không bỏ nghề. Vợ chồng già giữ nghề không hẳn vì thu nhập mà muốn níu giữ những gì công sức của cha ông gầy dựng cho người dân Hưng Hòa xa xưa.

Theo người dân nơi đây, thời điểm đó, các dự án phát triển thủy sản bắt đầu xuất hiện, đất trồng cói được thay dần để nuôi tôm, cá. Thế nhưng, nguyên nhân chính dẫn đến làng nghề mai một là đầu ra cho sản phẩm.

Người dân sản xuất chiếu cói xong, không biết bán cho ai. Ngày này qua tháng khác, người dân Hưng Hòa đành phải từ bỏ nghề truyền thống của cha ông đi đi tìm nghề khác kiếm sống.

Ông Trương Công Định - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa cho biết: "Sở dĩ chiếu cói có nguy cơ thất truyền do các thửa đất chủ yếu chuyển sang làm dự án, nuôi trồng thủy sản khiến đất trồng cói bị thu hẹp. Ngoài ra, còn do thu nhập bấp bênh, thiếu đầu ra cho sản phẩm. Người dân sản xuất chiếu không biết bán cho ai, nên lần lượt bỏ nghề".

Cụ Chu Văn Hào (81 tuổi, hộ dân xóm Phong Thuận, xã Hưng Hòa) buồn buồn nhớ lại: "Làng chiếu nức tiếng một thời mà giờ hết rồi. Cả xã này chỉ còn vài khung dệt thôi, hiện chỉ còn một hộ làm nghề. Không biết rồi họ có còn theo nghề dệt chiếu nữa không…".

Nghề dệt Chiếu cói xã Hưng Hòa vốn nổi tiếng từ xa xưa với những sản phẩm chất lượng. Những chiếc chiếu hoa, chiếu cưới, được làm từ bàn tay khéo léo của con người cần cù nơi đây, từng có mặt khắp chợ tỉnh, chợ quê.

Bà Lương cho biết, vất vả nhất là công đoạn phơi cói vì phải chọn thời gian và thời điểm thích hợp để sợi cói từ màu xanh chuyển qua màu trắng sáng và mềm dẻo, đặc biệt là cói phải phơi đủ nắng để không bị ẩm mốc.

Bà Lương cho biết, vất vả nhất là công đoạn phơi cói vì phải chọn thời gian và thời điểm thích hợp để sợi cói từ màu xanh chuyển qua màu trắng sáng và mềm dẻo, đặc biệt là cói phải phơi đủ nắng để không bị ẩm mốc.

Sự khác biệt của chiếu cói Hưng Hòa so với nơi khác là chiếu được tạo hoa văn từ những màu sắc được nhuộm sẵn trên cói, đòi hỏi người thợ dệt phải nắm bắt kiểu mẫu, đường dệt tinh xảo. Từng động tác phải được kết hợp hài hòa giữa những người thợ dệt để tạo sự khác biệt với chiếu cói vùng, miền khác. Khoảng những năm 1990, chiếu cói Hưng Hòa ở vào giai đoạn cực thịnh.

"Hồi đó, nhà nào cũng có khung dệt. Khung lớn, khung bé rải đều từ nhà dưới lên nhà trên. Trong nhà khi nào cũng có khoảng trên dưới 10 người làm, xe cộ nườm nượp vào ra để chở chiếu đem đi tiêu thụ. Đến mỗi dịp Tết, đơn hàng tới tấp, ngày thường, khung dệt 2 - 3 đôi phải tăng ca thành 4 đôi chiếu thế mà vẫn không đủ bán", cụ Hào kể.

Theo cụ Hào, cũng nhờ nghề chiếu mà nhiều gia đình có của ăn của để, con cái học hành đàng hoàng…

“Vợ chồng tôi chỉ làm loại chiếu mỏng, hay được các nhà ga đặt mua trải trên tàu cho khách. Thời gian làm một chiếc chiếu mất khoảng 3 giờ đồng hồ, bán với giá 18 nghìn đồng/chiếc. Mỗi ngày cật lực cũng làm được 5-6 chiếc”, bà Lương nói.

“Vợ chồng tôi chỉ làm loại chiếu mỏng, hay được các nhà ga đặt mua trải trên tàu cho khách. Thời gian làm một chiếc chiếu mất khoảng 3 giờ đồng hồ, bán với giá 18 nghìn đồng/chiếc. Mỗi ngày cật lực cũng làm được 5-6 chiếc”, bà Lương nói.

"Trước đây từ trẻ con, ai cũng biết dệt chiếu. Nhưng đến nay, chỉ còn đếm đầu gón tay. Giờ làng này chỉ còn nhà cô Lương là còn khung dệt. Cách đây 7 - 8 năm, sau nhiều năm cất giữ với ước mong hồi sinh làng nghề, tôi đành phá khung dệt vì chật nhà", ông Hào rưng rưng chia sẻ.

Chiếu cói Hưng Hòa không chỉ là nghề đưa lại thu nhập mà đó là văn hóa, hồn cốt từ bao đời cha ông họ gầy dựng lên. Dù là nghề phụ nhưng vun đắp cho cuộc sống người dân xã Hưng Hòa được no đủ thêm.

Giữ nghề vì nhớ nghề

So với thế hệ cụ Hào, bà Trần Thị Lương mới là lớp thợ dệt hàng con cháu. Nhưng xét về tuổi nghề bà không không hề thua kém bởi khi cả làng bỏ khung dệt bà vẫn còn bám trụ suốt 40 năm qua.

Theo bà Lương, nghề dệt chiếu cói nghe qua tưởng đơn giản nhưng rất kỳ công. Một tấm chiếu đến tay khách hàng phải trải qua 5 bước chính gồm chuẩn bị cói, dây đay, vào khung, dệt và hoàn thiện sản phẩm.

Theo bà Lương, nghề dệt chiếu cói nghe qua tưởng đơn giản nhưng rất kỳ công. Một tấm chiếu đến tay khách hàng phải trải qua 5 bước chính gồm chuẩn bị cói, dây đay, vào khung, dệt và hoàn thiện sản phẩm.

Học nghề từ mẹ lúc lên 9 lên 10, nhiều năm qua bà thử làm vài nghề khác để mưu sinh. "Nghề khác có thu nhập cao hơn. Thế mà chỉ được dăm bữa nửa tháng là quay lại với nghề dệt chiếu, cả làng chỉ còn hai ông bà vẫn bám trụ với nghề. Phần vì sức khỏe yếu không đi làm nghề bốc vác nặng nhọc được, phần vì muốn gìn giữ làng nghề truyền thống của quê hương nên ông bà vẫn đam mê với nghề này", bà Lương nói.

Theo bà Lương, nghề dệt chiếu gia đình bà đang làm thu nhập thấp nhưng nhưng quen tay hơn các công việc khác. Mỗi ngày làm cật lực dệt được vài chiếc chiếu, thu nhập không đáng là bao.

"Nếu khách đặt hàng những chiếc chiếu rộng 1m6 hoặc 1m8 trở lên phải đặt nguyên liệu từ các nơi khác về. Trừ hết các chi phí, mỗi chiếc chiếu chỉ lời vài chục nghìn", bà Lương nói.

Những chiếc chiếu cói được làm hoàn toàn thủ công, đảm bảo tiêu chí Đông ấm, Hè mát.

Những chiếc chiếu cói được làm hoàn toàn thủ công, đảm bảo tiêu chí Đông ấm, Hè mát.

Lý giải nghề dệt chiếu Hưng Hòa đi vào "thoái trào", bà Lương bảo phần vì thu nhập thấp, không tương xứng với công lao động, cạnh tranh không lại với chiếu dệt công nghiệp, phần vì nghề quá vất vả: "Nếu cánh đồng cói không bị thu hồi để làm dự án nhà ở thì cũng không ai làm nghề nữa, vì thu nhập bèo bọt quá. Mà nhu cầu sử dụng lại ít dần".

Gần một đời theo nghề dệt chiếu, bà Lương hiểu rằng, để có được thương hiệu trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, chiếu cói Hưng Hòa phải được làm hoàn toàn bằng thủ công và phải giữ đúng với "bí quyết" của làng.

"Nói "bí quyết" nghe to tát, chứ thực ra ngoài đẹp thì chiếu cói Hưng Hòa nổi tiếng bền. Để bền phải làm dây tra (dây chạy dọc chiếu) cho chắc. Quan trọng nhất là phải bẻ biên chiếu sao cho chắc, dùng lâu vẫn không bị bung ra", bà Lương chia sẻ.

Ở làng nghề chiếu cói Hưng Hòa, hiện nay chỉ còn vợ chồng ông Toản, bà Lương gắn bó với nghề.

"Nghề làm chiếu cói vất vả, thu nhập chẳng được là bao nên người dân trong vùng đều đã bỏ nghề đi kiếm việc làm khác. Tuy nhiên, vợ chồng tôi luôn động viên nhau cố gắng giữ cái nghề đã nuôi sống bao đời nay", bà Lương tâm sự.

Hoàng Trinh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-cuoi-cung-det-chieu-coi-hung-hoa-169231021131216351.htm