Nhanh tay 'hồi sức' lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.

 Tại huyện Cẩm Xuyên, mưa lớn kèm gió to những ngày qua đã khiến hơn 150 lúa bị đổ ngã, chủ yếu tập trung tại các địa phương như: Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương, Yên Hòa…

Tại huyện Cẩm Xuyên, mưa lớn kèm gió to những ngày qua đã khiến hơn 150 lúa bị đổ ngã, chủ yếu tập trung tại các địa phương như: Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương, Yên Hòa…

 Đối mặt với những cánh đồng lúa xuân đang kỳ chín sáp bị quật rạp, ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng khơi thông dòng chảy, tháo nước kịp thời ra khỏi ruộng nhằm chống ngập úng, hạn chế tối đa nguy cơ hạt lúa bị nảy mầm ngay trên bông.

Đối mặt với những cánh đồng lúa xuân đang kỳ chín sáp bị quật rạp, ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng khơi thông dòng chảy, tháo nước kịp thời ra khỏi ruộng nhằm chống ngập úng, hạn chế tối đa nguy cơ hạt lúa bị nảy mầm ngay trên bông.

 Cùng đó, người dân tích cực thực hiện việc buộc lúa thành từng cụm nhỏ, giúp cây đứng thẳng trở lại để đón ánh sáng, tạo độ thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh và tạo điều kiện cho lúa tiếp tục tích lũy chất dinh dưỡng về hạt.

Cùng đó, người dân tích cực thực hiện việc buộc lúa thành từng cụm nhỏ, giúp cây đứng thẳng trở lại để đón ánh sáng, tạo độ thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh và tạo điều kiện cho lúa tiếp tục tích lũy chất dinh dưỡng về hạt.

 Bà Nguyễn Thị Thiện (thôn Trung Tiến, xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) cho biết: "Lúa đổ rạp thế này, việc đầu tiên, quan trọng nhất là phải tháo nước thật nhanh cho ruộng khô thoáng. Nếu không rút nước kịp, lúa sẽ bị ngâm lâu trong ẩm thấp, rất dễ bị thối hạt và nảy mầm ngay trên bông. Cùng với tiêu úng, bà con cũng đang tích cực buộc lúa, tạo không gian thông thoáng cho ruộng, giúp lúa hồi sức, tiếp tục quá trình tích lũy chất khô về hạt và chờ ngày gặt".

Bà Nguyễn Thị Thiện (thôn Trung Tiến, xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) cho biết: "Lúa đổ rạp thế này, việc đầu tiên, quan trọng nhất là phải tháo nước thật nhanh cho ruộng khô thoáng. Nếu không rút nước kịp, lúa sẽ bị ngâm lâu trong ẩm thấp, rất dễ bị thối hạt và nảy mầm ngay trên bông. Cùng với tiêu úng, bà con cũng đang tích cực buộc lúa, tạo không gian thông thoáng cho ruộng, giúp lúa hồi sức, tiếp tục quá trình tích lũy chất khô về hạt và chờ ngày gặt".

 Bà con Cẩm Xuyên đang tích cực bám đồng, diễn biến thời tiết và chủ động triển khai các giải pháp "hồi sức" cho các ha lúa bị đổ ngã với hy vọng hạn chế tối đa thiệt hại do mưa gió gây ra.

Bà con Cẩm Xuyên đang tích cực bám đồng, diễn biến thời tiết và chủ động triển khai các giải pháp "hồi sức" cho các ha lúa bị đổ ngã với hy vọng hạn chế tối đa thiệt hại do mưa gió gây ra.

 Được biết, vụ xuân 2025, huyện Cẩm Xuyên sản xuất trên diện tích hơn 9.000 ha, lúa cơ bản sinh trưởng tốt, chủ yếu đang ở giai đoạn chín sáp đến thu hoạch. Ngoài các giống đại trà sản xuất nhiều năm, ổn định về năng suất như: Nếp 98, Khang Dân, Xuân Mai 12, huyện tiếp tục cơ cấu các bộ giống năng suất cao như: VNR20, BT09, HaNa số 7, Bắc Thịnh…

Được biết, vụ xuân 2025, huyện Cẩm Xuyên sản xuất trên diện tích hơn 9.000 ha, lúa cơ bản sinh trưởng tốt, chủ yếu đang ở giai đoạn chín sáp đến thu hoạch. Ngoài các giống đại trà sản xuất nhiều năm, ổn định về năng suất như: Nếp 98, Khang Dân, Xuân Mai 12, huyện tiếp tục cơ cấu các bộ giống năng suất cao như: VNR20, BT09, HaNa số 7, Bắc Thịnh…

 Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường TX Kỳ Anh, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh cuối mùa, trên địa bàn thị xã đã xuất hiện mưa lớn kết hợp dông, lốc vào tối 10/5 khiến hơn 80ha lúa xuân bị gãy đổ. Được biết, vụ xuân 2025, thị xã Kỳ Anh gieo cấy 1.162 ha lúa với các giống chủ lực: Khang Dân, Xuân Mai, HN6, PC6, BT 09, ADI 168...

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường TX Kỳ Anh, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh cuối mùa, trên địa bàn thị xã đã xuất hiện mưa lớn kết hợp dông, lốc vào tối 10/5 khiến hơn 80ha lúa xuân bị gãy đổ. Được biết, vụ xuân 2025, thị xã Kỳ Anh gieo cấy 1.162 ha lúa với các giống chủ lực: Khang Dân, Xuân Mai, HN6, PC6, BT 09, ADI 168...

 Trong đó, các địa phương có diện tích bị đổ nhiều nhất là: Kỳ Ninh 26 ha, Kỳ Thịnh 20 ha, Kỳ Trinh 10 ha, Kỳ Nam 8 ha... Hầu hết diện tích bị đổ gãy đang trong thời kỳ chín rộ, chuẩn bị thu hoạch.

Trong đó, các địa phương có diện tích bị đổ nhiều nhất là: Kỳ Ninh 26 ha, Kỳ Thịnh 20 ha, Kỳ Trinh 10 ha, Kỳ Nam 8 ha... Hầu hết diện tích bị đổ gãy đang trong thời kỳ chín rộ, chuẩn bị thu hoạch.

 Từ sáng sớm nay, nhiều nông dân ở thị xã Kỳ Anh đã tất tả ra đồng. Những nơi lúa đổ rạp, người dân dùng tay moi thân lúa từ dưới nước rồi "dựng" lên, sau đó buộc thành từng cụm.

Từ sáng sớm nay, nhiều nông dân ở thị xã Kỳ Anh đã tất tả ra đồng. Những nơi lúa đổ rạp, người dân dùng tay moi thân lúa từ dưới nước rồi "dựng" lên, sau đó buộc thành từng cụm.

 Bà Trần Thị Hoa (TDP Trần Phú, phường Hưng Trí) đang tất bật dựng lại 1 sào lúa C6 của gia đình tại khu vực gần nhà. “Nếu không dựng lúa lên nhanh, chỉ một hai ngày nữa là hạt sẽ nảy mầm. Năm nay, nhà tôi trồng lúa 2 nơi với tổng diện tích 6 sào, năng suất ước đạt khoảng hơn 3 tạ/sào nhưng trận mưa lớn mấy ngày qua làm hư hại hơn 2 sào. Năm nay tưởng được mùa hóa ra lại... ”, bà Hoa thở dài nói.

Bà Trần Thị Hoa (TDP Trần Phú, phường Hưng Trí) đang tất bật dựng lại 1 sào lúa C6 của gia đình tại khu vực gần nhà. “Nếu không dựng lúa lên nhanh, chỉ một hai ngày nữa là hạt sẽ nảy mầm. Năm nay, nhà tôi trồng lúa 2 nơi với tổng diện tích 6 sào, năng suất ước đạt khoảng hơn 3 tạ/sào nhưng trận mưa lớn mấy ngày qua làm hư hại hơn 2 sào. Năm nay tưởng được mùa hóa ra lại... ”, bà Hoa thở dài nói.

 Chứng kiến thành quả lao động bị thiệt hại chỉ sau vài ngày mưa gió, ông Trần Văn Toàn (TDP Đông Trinh, phường Kỳ Trinh) nghẹn giọng nói: "Dự tính ngày 20/5 này gia đình tôi sẽ thu hoạch nhưng không ngờ thiên tai ập đến. Năm nay tôi và bà con ở đây đều dự báo năng suất lúa sẽ rất cao. Tuy nhiên, do mưa lớn kèm dông lốc nên 3 sào lúa nhà tôi bị đổ gãy hết. Dự báo mấy ngày tới tiếp tục có mưa nên để cứu vãn lúa thật sự rất khó...".

Chứng kiến thành quả lao động bị thiệt hại chỉ sau vài ngày mưa gió, ông Trần Văn Toàn (TDP Đông Trinh, phường Kỳ Trinh) nghẹn giọng nói: "Dự tính ngày 20/5 này gia đình tôi sẽ thu hoạch nhưng không ngờ thiên tai ập đến. Năm nay tôi và bà con ở đây đều dự báo năng suất lúa sẽ rất cao. Tuy nhiên, do mưa lớn kèm dông lốc nên 3 sào lúa nhà tôi bị đổ gãy hết. Dự báo mấy ngày tới tiếp tục có mưa nên để cứu vãn lúa thật sự rất khó...".

 Tranh thủ thời tiết ngớt mưa vào sáng 12/5, các nông hộ ở TX Kỳ Anh tập trung cứu lúa với hy vọng vớt vát lại số lúa bị gãy đổ.

Tranh thủ thời tiết ngớt mưa vào sáng 12/5, các nông hộ ở TX Kỳ Anh tập trung cứu lúa với hy vọng vớt vát lại số lúa bị gãy đổ.

 Các hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị xã Kỳ Anh được tập trung vận hành nhằm tiêu thoát nước cho các khu vực ruộng bị đổ gãy và ngập do mưa lớn.

Các hệ thống thủy lợi trên địa bàn thị xã Kỳ Anh được tập trung vận hành nhằm tiêu thoát nước cho các khu vực ruộng bị đổ gãy và ngập do mưa lớn.

 Mưa lớn kèm gió mạnh vào rạng sáng ngày 11/5 đã làm gần 7 ha lúa của gia đình ông Dương Công Kiểu (TDP Đồng Thanh, phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đang chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch ngã đổ. Nhìn ruộng lúa sau bao nhiêu công chăm sóc nay hư hỏng chỉ sau một đêm khiến ông Kiểu không khỏi chua xót.

Mưa lớn kèm gió mạnh vào rạng sáng ngày 11/5 đã làm gần 7 ha lúa của gia đình ông Dương Công Kiểu (TDP Đồng Thanh, phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đang chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch ngã đổ. Nhìn ruộng lúa sau bao nhiêu công chăm sóc nay hư hỏng chỉ sau một đêm khiến ông Kiểu không khỏi chua xót.

 Ông Kiểu phải dùng máy cỡ lớn bơm cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng rút nước ra khỏi chân ruộng để "gỡ được phần nào hay phần đó".

Ông Kiểu phải dùng máy cỡ lớn bơm cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng rút nước ra khỏi chân ruộng để "gỡ được phần nào hay phần đó".

 Phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) đã phải mở 2/3 cống trên địa bàn để tiêu thoát nước nhanh nhất có thể cho bà con nông dân.

Phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) đã phải mở 2/3 cống trên địa bàn để tiêu thoát nước nhanh nhất có thể cho bà con nông dân.

 Được biết, TP Hà Tĩnh có hơn 150 ha lúa bị đổ ngã do mưa lớn kèm gió mạnh, chủ yếu đang trong giai đoạn chín sữa đến chín sáp.

Được biết, TP Hà Tĩnh có hơn 150 ha lúa bị đổ ngã do mưa lớn kèm gió mạnh, chủ yếu đang trong giai đoạn chín sữa đến chín sáp.

 Bà con nông dân thôn Trung Phú, xã Thạch Thắng (TP Hà Tĩnh) nhanh chóng ra đồng để khơi thông dòng chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Bà con nông dân thôn Trung Phú, xã Thạch Thắng (TP Hà Tĩnh) nhanh chóng ra đồng để khơi thông dòng chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

 Tại huyện Hương Sơn, mưa lớn kết hợp với những cơn gió xoáy mạnh đã khiến gần 400ha lúa xuân bị đổ rạp, tập trung ở các xã: Sơn Bằng, Tân Mỹ Hà, Châu Bình, An Hòa Thịnh… Hiện bà con cũng đang tích cực bám đồng, triển khai các giải pháp hồi sức cho các diện tích lúa bị đổ ngã.

Tại huyện Hương Sơn, mưa lớn kết hợp với những cơn gió xoáy mạnh đã khiến gần 400ha lúa xuân bị đổ rạp, tập trung ở các xã: Sơn Bằng, Tân Mỹ Hà, Châu Bình, An Hòa Thịnh… Hiện bà con cũng đang tích cực bám đồng, triển khai các giải pháp hồi sức cho các diện tích lúa bị đổ ngã.

 Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng, địa phương đang tập trung hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật kịp thời như khơi thông dòng chảy để tiêu úng nhanh những diện tích còn bị ngập; tùy theo tình hình cụ thể của từng ruộng lúa, khuyến cáo bà con các giải pháp cụ thể nhằm phục hồi cây, giảm thiểu tổn thất...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng, địa phương đang tập trung hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật kịp thời như khơi thông dòng chảy để tiêu úng nhanh những diện tích còn bị ngập; tùy theo tình hình cụ thể của từng ruộng lúa, khuyến cáo bà con các giải pháp cụ thể nhằm phục hồi cây, giảm thiểu tổn thất...

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh, đợt mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc xảy ra những ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là cây lúa, với hơn 1.780 ha bị đổ ngã. Điều đáng lo ngại là phần lớn diện tích lúa bị ảnh hưởng đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, từ ngậm sữa đến chín sáp. Tình trạng lúa đổ ngã ở thời điểm này tiềm ẩn nguy cơ giảm năng suất, ảnh hưởng đến chất lượng lúa cuối vụ và gây khó khăn lớn cho công tác thu hoạch.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng suất, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân thường xuyên theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động các biện pháp ứng phó kịp thời. Tập trung khơi thông dòng chảy để giảm thiểu tình trạng ngập úng cục bộ, tránh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Với các diện tích lúa bị đổ ngã, hướng dẫn bà con tiến hành dựng cây, buộc từ 4-5 khóm lúa để lúa tiếp tục tích lũy chất khô vào hạt, hạn chế tỷ lệ lúa bị hỏng hoặc nảy mầm.

Video: Các địa phương triển khai các giải pháp "hồi sức" cho những diện tích lúa bị đổ ngã.

Chung-Trang-Oanh

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/nhanh-tay-hoi-suc-lua-bi-do-nga-do-mua-gio-post287621.html