Bão số 3 đã qua đi, nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề và theo con số mới nhất ước tính ban đầu thiệt hại lên tới 81.503 tỷ đồng. Hiện nay, cùng với khắc phục hậu quả của bão, việc nhanh chóng khôi phục sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương dồn lực thực hiện.
Năm nay, toàn tỉnh Thái Nguyên gieo cấy trên 38.300ha lúa mùa, trong đó trà lúa mùa trung đang ở giai đoạn chín sáp, thu hoạch, trà lúa mùa muộn ở giai đoạn làm đòng. Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, một số diện tích lúa bị ngập lụt; bệnh bạc lá vi khuẩn phát sinh, gây hại trên trà lúa mùa muộn. Ngoài ra, điều kiện thời tiết đang tạo thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho lúa (như rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, khô vằn, bạc lá vi khuẩn, đạo ôn cổ bông...).
Theo thống kê từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến tỉnh này bị thiệt hại 11.860 ha lúa; 886 ha cây rau, màu; 608,8 ha cây ăn quả; hơn 555,88 ha nuôi trồng thủy sản và 562 lồng bè bị ảnh hưởng.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão cơn bão số 4 ngay sát bờ; đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3 và tuyệt đối không được chủ quan.
Đây là yêu cầu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết tại cuộc họp trực tuyến ngày 19/9 với các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung nhằm chỉ đạo công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Tại cuộc họp với các bộ, ngành và các tỉnh miền Trung về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp quan ngại sẽ có một đợt mưa và không ngoại trừ sẽ xảy ra một trận lũ lụt như năm 2020.
Ngày 18.9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung nhằm chỉ đạo công tác triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, bão số 4 sắp đổ bộ có thể gây mưa lớn, không loại trừ khả năng sẽ xảy ra ngập lụt, lũ quét như năm 2020 tại các tỉnh miền Trung.
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông sẽ mạnh lên thành bão số 4, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam vào chiều mai (19/9/2024). Cơn bão này tuy không mạnh, nhưng lượng mưa rất lớn, nguy cơ gây ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Tây Nguyên…
Đến thời điểm hiện tại, Quảng Bình đã kiểm đếm, hướng dẫn được 66.960 tàu/306.725 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới và sẽ cấm biển từ 0h ngày 19/9.
Ngày 17/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc cây trồng bị thiệt hại và ảnh hưởng do ngập lụt sau mưa bão để bà con nông dân Hải Dương tham khảo.
Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với các tỉnh vùng Bắc Bộ nói chung và Phú Thọ nói riêng. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nặng nề. Toàn tỉnh có 3.591ha lúa,1.697ha hoa màu bị ngập, úng, gãy đổ; gần 200ha cây lâu năm, trên 150ha cây trồng hàng năm, hơn 370ha cây ăn quả, gần 120ha rừng bị gãy, đổ. Ngoài ra còn có 28 lồng cá bị chìm, vỡ. Thiệt hại nặng nề nhất là các huyện ven sông Thao như Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê...
Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với các tỉnh miền Bắc trong đó có Phú Thọ. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp cũng bị thiệt hại nặng nề.
Cơn bão số 3 đi qua và hoàn lưu sau bão đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành Nông nghiệp Thủ đô với 65.467ha lúa, rau hoa màu, cây ăn quả... bị ngập úng, gãy đổ.
Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố, đến ngày 9/9/2024: Lúa trà sớm đang ở giai đoạn chín sáp - đỏ đuôi- thu hoạch; diện tích lúa đã trỗ xong: 24.333,1 ha (diện tích lúa đã thu hoạch: 272 ha, trong đó Kim Bảng: 200 ha, Bình Lục: 70 ha, Lý Nhân: 2 ha); diện tích lúa chưa trỗ: 3.880,17 ha, chủ yếu tại Bình Lục và Thanh Liêm. Cây rau màu: Diện tích đã thu hoạch 911 ha chiếm 25,2% diện tích; diện tích chưa thu hoạch là 2.698,3ha( Cây ngô - bắp non. Lạc - phát triển củ. Dưa chuột, bí- quả non đến cuối thu hoạch). Do ảnh hưởng của bão số 3, tổng diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả bị ảnh hưởng là 8.433,6 ha, trong đó: Diện tích lúa 7.798,6ha; diện tích cây rau màu 432 ha; diện tích cây ăn quả 203 ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phía Bắc khẩn trương tập trung mọi nguồn lực thực hiện bơm thoát, tiêu úng không để ngập kéo dài, gây thiệt hại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Bắc về việc khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3.
Ngành nông nghiệp Hà Nội đang tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3, trong đó triển khai thực hiện nhiều giải pháp chăm sóc lúa, hoa màu, cây ăn quả sau mưa bão và khôi phục lại sản xuất.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã bị thiệt hại nặng nề. Phóng viên Báo Hànôịmới đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại về giải pháp chăm sóc cây trồng sau mưa bão để khắc phục và khôi phục lại sản xuất, dồn lực cho vụ đông.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện còn 458.000 ha lúa mùa tại khu vực đồng bằng sông Hồng đang trổ, chín sáp, phân hóa đòng; nguy cơ bị ảnh hưởng nếu bị ngập úng kéo dài.
Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Dự báo, khoảng 16h ngày 7/9, tâm bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ; sức gió cấp 11, giật cấp 13. Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa lớn phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Sáng nay (7/9), lực lượng chức năng đã sơ tán 47.151 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Riêng tỉnh Quảng Ninh đã di dời 2.053 hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn; học sinh toàn tỉnh được nghỉ học; huyện đảo Cô Tô đã ban hành lệnh giới nghiêm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Tổng cục Khí tượng thủy văn theo dõi sát sao công tác dự báo tình hình, mức độ vượt lên so với dự báo để đưa thông tin chính xác nhất có thể tại các vùng ven biển, vùng đất liền.
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng phó với bão số 3, các địa phương đã sơ tán 48.160 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn.
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước.
Dự báo từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa lớn phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Các địa phương rà soát diện tích lúa, tập trung nhanh chóng thu hoạch với phương châm 'xanh nhà hơn già đồng' để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.
Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ban, ngành, các địa phương để triển khai ứng phó với siêu bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) và mưa lũ sau bão.
Theo TS. Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi bão Yagi vào Biển Đông đã tăng 4 cấp và sẽ mạnh thêm.
Chiều 4/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ban, ngành, các địa phương để triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi).
Những ngày này, bà con nông dân một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã bắt đầu bước vào thu hoạch sớm vụ lúa hè thu 2024 với niềm vui thắng lợi.
Để đảm bảo sản xuất thắng lợi, chính quyền địa phương, bà con nông dân Hà Tĩnh cần chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cuối vụ như rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn.
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan kịp thời chỉ đạo thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh lúa vụ hè thu năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn xuất hiện cùng lúc trên đồng ruộng Hà Tĩnh đe dọa sự phát triển lúa hè thu giai đoạn làm đòng.
Những ngày đầu tháng 6/2024, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch An thường xuyên bám sát đồng ruộng kiểm tra, nắm bắt diễn biến tình hình châu chấu gây hại cây trồng và cỏ dại, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ đối với diện tích có mật độ châu chấu cao, không để bùng phát mạnh trên diện rộng.
Hiện nay nhiều diện tích lúa xuân đã cho thu hoạch. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa xuân năm nay cho năng suất cao khoảng 60,5 tạ/ha. Giá lúa đang neo ở mức cao nhất từ trước đến nay, từ 12 - 15 nghìn đồng/kg tùy từng loại lúa đã gia tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Để Tây Nguyên có thể 'sống chung' với hạn hán về lâu dài tất yếu phải đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là nguồn nước từ hệ thống thủy lợi để giữ nước chủ động và điều tiết nước hợp lý mỗi mùa khô hạn.
Nguyên nhân diện tích lớn ngô chết khô tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã được cơ quan chức năng xác định nguyên nhân do vi khuẩn và nấm bệnh.
Gần 66,50 ha ngô vụ đông ở Hương Khê (Hà Tĩnh) bị khô héo do bệnh nấm đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chung của mùa vụ.