Những giây phút quý giá của các nhà báo ở Trường Sa

Từng phóng viên đã tranh thủ từng phút giây để kịp thu nhặt, xây đắp cho mình những câu chuyện, những tư liệu đặc sắc trong chuyến hải trình 'mang ra tình cảm - mang về niềm tin'.

Vừa qua, Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” 2024 (Đoàn công tác số 13) với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi” diễn ra với sự góp mặt của khoảng 200 thành viên tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động.

Vừa qua, Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” 2024 (Đoàn công tác số 13) với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi” diễn ra với sự góp mặt của khoảng 200 thành viên tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động.

Trong đoàn, nhiều thành viên là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí đã sôi nổi, năng nổ ghi nhận, thu thập nhiều thông tin có giá trị để chuyển tải đến bạn đọc. Đây là một trong những cơ hội đặc biệt mà nhiều người làm báo khát khao được trải nghiệm.

Trong đoàn, nhiều thành viên là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí đã sôi nổi, năng nổ ghi nhận, thu thập nhiều thông tin có giá trị để chuyển tải đến bạn đọc. Đây là một trong những cơ hội đặc biệt mà nhiều người làm báo khát khao được trải nghiệm.

Với đặc thù công việc, các nhà báo đã được lãnh đạo đoàn công tác bố trí để đặt chân lên các điểm đảo sớm nhất nhằm đảm bảo đủ thời gian ghi nhận, thu thập dữ liệu phục vụ công việc chuyên môn.

Với đặc thù công việc, các nhà báo đã được lãnh đạo đoàn công tác bố trí để đặt chân lên các điểm đảo sớm nhất nhằm đảm bảo đủ thời gian ghi nhận, thu thập dữ liệu phục vụ công việc chuyên môn.

Có mặt tại địa bàn đặc biệt, đội ngũ phóng viên nhanh chóng hòa vào không khí tác nghiệp sôi nổi, khí thế mặc cho tiết trời lúc này khá oi bức.

Có mặt tại địa bàn đặc biệt, đội ngũ phóng viên nhanh chóng hòa vào không khí tác nghiệp sôi nổi, khí thế mặc cho tiết trời lúc này khá oi bức.

Với Mỹ Hạnh (Đài Truyền hình Việt Nam – VTV), việc có mặt trong hải trình đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 lần này là điều may mắn nhất trong suốt 13 năm công tác đã qua.

Với Mỹ Hạnh (Đài Truyền hình Việt Nam – VTV), việc có mặt trong hải trình đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 lần này là điều may mắn nhất trong suốt 13 năm công tác đã qua.

Mỹ Hạnh cho biết, hải trình đã giúp cô có cái nhìn tích cực, đồng thời trân trọng hơn với tình cảm, sự hy sinh của những người lính hải quân.

Mỹ Hạnh cho biết, hải trình đã giúp cô có cái nhìn tích cực, đồng thời trân trọng hơn với tình cảm, sự hy sinh của những người lính hải quân.

“Tôi yêu mỗi sáng thức dậy giữa Thủ đô nhiều hơn, bởi tôi biết, ở nơi đang cách xa mình đến cả ngàn cây số có những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ, đang vững chắc tay súng, kiên cường vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ để mọi người có cuộc sống bình yên”, nữ phóng viên trẻ bộc bạch và cho rằng nghề báo đã đem đến cho cô niềm hãnh diện và tự hào, cùng những hành trình gắn với những bài học quý, những kỹ năng mới và những người bạn tuyệt vời.

“Tôi yêu mỗi sáng thức dậy giữa Thủ đô nhiều hơn, bởi tôi biết, ở nơi đang cách xa mình đến cả ngàn cây số có những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ, đang vững chắc tay súng, kiên cường vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ để mọi người có cuộc sống bình yên”, nữ phóng viên trẻ bộc bạch và cho rằng nghề báo đã đem đến cho cô niềm hãnh diện và tự hào, cùng những hành trình gắn với những bài học quý, những kỹ năng mới và những người bạn tuyệt vời.

Trong đợt tác nghiệp này, do đoàn công tác tỉnh giới hạn số lượng, phóng viên Văn Cần (Đài PT-TH Quảng Trị) “đơn thương độc mã” thực hiện các đề tài. Thường lệ, đối với tác nghiệp truyền hình cần ít nhất 2 người: Một biên tập và một quay phim.

Trong đợt tác nghiệp này, do đoàn công tác tỉnh giới hạn số lượng, phóng viên Văn Cần (Đài PT-TH Quảng Trị) “đơn thương độc mã” thực hiện các đề tài. Thường lệ, đối với tác nghiệp truyền hình cần ít nhất 2 người: Một biên tập và một quay phim.

Để hoàn thành nhiệm vụ, anh Cần nỗ lực làm tốt công việc của người biên tập và quay phim. Nam phóng viên ưu tiên ghi hình, lắng nghe và ghi chép khi có thể. Bên cạnh đó anh cũng ghi âm các buổi làm việc chính thức; nghiên cứu, đọc thêm tài liệu nơi mình sẽ đến hoặc sau chuyến đi... “Đối với các hoạt động bên ngoài, tôi phải linh hoạt tìm nhân vật, sự kiện, nhân chứng, đồng thời nhờ thêm sự hỗ trợ của phóng viên các đài, các báo", anh cho biết thêm.

Để hoàn thành nhiệm vụ, anh Cần nỗ lực làm tốt công việc của người biên tập và quay phim. Nam phóng viên ưu tiên ghi hình, lắng nghe và ghi chép khi có thể. Bên cạnh đó anh cũng ghi âm các buổi làm việc chính thức; nghiên cứu, đọc thêm tài liệu nơi mình sẽ đến hoặc sau chuyến đi... “Đối với các hoạt động bên ngoài, tôi phải linh hoạt tìm nhân vật, sự kiện, nhân chứng, đồng thời nhờ thêm sự hỗ trợ của phóng viên các đài, các báo", anh cho biết thêm.

Phóng viên báo Tiền Phong cùng các thành viên hành trình lên thăm và tác nghiệp tại Nhà giàn DK1/8.

Phóng viên báo Tiền Phong cùng các thành viên hành trình lên thăm và tác nghiệp tại Nhà giàn DK1/8.

Phóng viên Đăng Hải (Cổng Tri thức Thánh Gióng) di chuyển đến điểm tác nghiệp.

Phóng viên Đăng Hải (Cổng Tri thức Thánh Gióng) di chuyển đến điểm tác nghiệp.

Phóng viên Thùy Liên (báo Hải quân Việt Nam) tác nghiệp tại Nhà giàn DK1/8.

Phóng viên Thùy Liên (báo Hải quân Việt Nam) tác nghiệp tại Nhà giàn DK1/8.

Phóng viên Hoàng Hiếu (Thông tấn xã Việt Nam) tác nghiệp giữa không gian biển trời Tổ quốc.

Phóng viên Hoàng Hiếu (Thông tấn xã Việt Nam) tác nghiệp giữa không gian biển trời Tổ quốc.

Nhiếp ảnh gia Thái Hiền là một trong những tay máy hăng hái tác nghiệp mọi không gian, thời gian cả hành trình.

Nhiếp ảnh gia Thái Hiền là một trong những tay máy hăng hái tác nghiệp mọi không gian, thời gian cả hành trình.

Để có được những góc ảnh, khung hình đẹp, nhiều phóng viên đã chịu khó lăn xả, theo sát từng hoạt động.

Để có được những góc ảnh, khung hình đẹp, nhiều phóng viên đã chịu khó lăn xả, theo sát từng hoạt động.

Sau quá trình ghi nhận tại các điểm đảo, khi trở về tàu để tiếp tục hành trình, các nhà báo, văn nghệ sĩ tiếp tục với công việc chuyển tải những tư liệu thô thành những bản thảo đầu tiên.

Sau quá trình ghi nhận tại các điểm đảo, khi trở về tàu để tiếp tục hành trình, các nhà báo, văn nghệ sĩ tiếp tục với công việc chuyển tải những tư liệu thô thành những bản thảo đầu tiên.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, các anh chị em phóng viên cũng tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cùng cán bộ, chiến sĩ tại các đảo.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, các anh chị em phóng viên cũng tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cùng cán bộ, chiến sĩ tại các đảo.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang (giữa), Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương chụp hình lưu niệm cùng các phóng viên tham gia đoàn công tác. “Các phóng viên đã nỗ lực đi sớm, về muộn, 'hành quân' liên tục. Khi mọi người trong đoàn được tham gia các hoạt động thì đội ngũ phóng viên phải cố gắng ghi nhận được hết tất cả các hoạt động của đoàn. Để có thể ghi nhận được hết chuỗi hoạt động một cách rõ nét nhất và trọn vẹn hành trình, các anh chị phóng viên, nhà báo đã bỏ ra rất nhiều tâm sức từng ngày”, chị Duy Trang đánh giá.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang (giữa), Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương chụp hình lưu niệm cùng các phóng viên tham gia đoàn công tác. “Các phóng viên đã nỗ lực đi sớm, về muộn, 'hành quân' liên tục. Khi mọi người trong đoàn được tham gia các hoạt động thì đội ngũ phóng viên phải cố gắng ghi nhận được hết tất cả các hoạt động của đoàn. Để có thể ghi nhận được hết chuỗi hoạt động một cách rõ nét nhất và trọn vẹn hành trình, các anh chị phóng viên, nhà báo đã bỏ ra rất nhiều tâm sức từng ngày”, chị Duy Trang đánh giá.

Trở về sau hải trình yêu thương, mỗi thành viên bồi đắp thêm cho mình những tình cảm trân quý đối với vùng biển trời thiêng liêng của đất nước ngoài khơi xa.

Trở về sau hải trình yêu thương, mỗi thành viên bồi đắp thêm cho mình những tình cảm trân quý đối với vùng biển trời thiêng liêng của đất nước ngoài khơi xa.

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp cùng Quân chủng Hải quân tổ chức.

Đoàn công tác do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang - Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, làm Trưởng đoàn công tác; chị Nguyễn Phạm Duy Trang – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương làm Phó đoàn công tác, đồng thời là Trưởng đoàn Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024.

Đoàn công tác đã đến thăm, động viên, tặng quà và tri ân cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1: Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn Đông, An Bang, Đá Đông B, Đá Tây A, Trường Sa Lớn và Nhà giàn DK1/8 (Quế Đường).

Ngô Tùng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nhung-giay-phut-quy-gia-cua-cac-nha-bao-o-truong-sa-post1648267.tpo