Mỗi tấc đất quê hương nơi đầu sóng ngọn gió luôn có bóng hình Tổ quốc, gợi lên những cảm xúc tự hào, trân quý với mỗi người con dân nước Việt khi có cơ hội đặt chân đến.
Qua các giai đoạn lịch sử, nhà giàn được Nhà nước ta đầu tư xây dựng ngày một kiên cố, đảm bảo chịu đựng trước phong ba bão táp nơi đầu sóng ngọn gió, trở thành 'thành đồng' vững chãi của đất nước nơi biển đảo tiền tiêu.
Từng phóng viên đã tranh thủ từng phút giây để kịp thu nhặt, xây đắp cho mình những câu chuyện, những tư liệu đặc sắc trong chuyến hải trình 'mang ra tình cảm - mang về niềm tin'.
Chị Y Việt Sa chia sẻ, đi Trường Sa về cũng hơn một tháng rồi nhưng nhắc đến nơi này là hết sức xúc động. 'Ngay trong thời điểm đọc được đề thi này thì lại nhớ về hình ảnh những chiến sĩ trẻ ở Trường Sa cùng những hình ảnh đẹp đẽ', chị nói.
Đến với Trường Sa, đoàn đại biểu Hành trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương' có dịp gặp các cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đặc biệt là các em thiếu nhi và chứng kiến cuộc sống học tập, vui chơi của các mầm non nơi biển đảo Tổ quốc. 'Với tình cảm thân thương, đoàn viên thanh thiếu nhi tỉnh Thái Nguyên mang đến những món quà nhỏ gửi tặng và mong sao các em sẽ luôn vui tươi, tràn đầy năng lượng tích cực', đại biểu Thu Hiền chia sẻ sau chuyến đi đáng nhớ.
Góp mặt trong Hành trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương' năm 2024 đến thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa đầu tháng 5 vừa qua, nhiều bạn trẻ bày tỏ Trường Sa đã bồi đắp cho mình niềm tin, tình cảm đối với quê hương, đất nước và là động lực để phấn đấu và thôi thúc hành động.
Mỗi khi đặt chân lên các điểm đảo, Huyền Mai và người bạn đồng hành Minh Phương nhanh chóng hòa vào bầu không khí sôi nổi của hoạt động giao lưu văn nghệ, cùng tạo mối kết nối thân tình với các chiến sĩ trên đảo.
Hoa hậu Ngọc Châu rất tâm huyết với chuyến hải trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương' bởi trước đó, nàng hậu luôn tâm niệm và mong muốn có cơ hội đi Trường Sa. Cô cho rằng, nếu chỉ xem qua các phương tiện truyền thông thì sẽ không thể cảm nhận hết được nỗi vất vả, sự hy sinh của các chiến sĩ để giữ được sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Những ngày cuối tháng 4/2024, trên tàu Trường Sa 571, Đoàn công tác số 10 rời quân cảng Cam Ranh với chuyến hải trình đến với Trường Sa thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Khi hồi còi dài kéo lên, những cánh tay của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 955 Vùng 4, Quân chủng Hải quân vẫy chào tạm biệt, chúc chuyến hải lộ bình an, thì giai điệu ngọt ngào đong đầy trong bài hát 'Gần lắm Trường Sa' còn vang mãi...
Hành trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương' năm 2024 đã gửi đến tận tay cán bộ, chiến sĩ các điểm đảo và nhà giàn những món quà ý nghĩa, góp phần tiếp thêm động lực, niềm tin cho các anh trong quá trình công tác gìn giữ vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên hải trình đến thăm, động viên quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, bạn trẻ cả nước đã cùng trình diễn những bộ trang phục đẹp mắt, ấn tượng đại diện cho cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đã tham gia Lễ diễu binh, diễu hành trong khuôn khổ Hành trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương'.
Trong 7 ngày, từ 27-4 đến 3-5, đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Quân chủng Hải Quân tổ chức chuyến hành trình 'Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương' với chủ đề 'Tôi yêu Tổ quốc tôi'.
Đoàn công tác số 10 vừa hoàn thành chuyến thăm hỏi, tặng quà, động viên cán bộ, chiến sỹ cùng nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Vượt qua hàng nghìn hải lý, con tàu 571 đã đưa đoàn đến 7 điểm đảo và Nhà giàn DK1/8 với ý nghĩa tìm hiểu, trải nghiệm, chia sẻ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, từ đó lan tỏa tinh thần dân tộc, tình yêu biển đảo, cộng đồng trách nhiệm, hòa chung nhịp đập vì Trường Sa.
Bài ca trên sóng cả là tên ca khúc mà nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân gửi tặng cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 ngay tại Nhà giàn DK1/21 trong chuyến thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 vào tháng 5/2023. Bài hát là tình cảm sâu sắc, ra đời trong một không gian và thời gian rất đặc biệt.
Trong hải trình từ ngày 22 đến 27/4 tới quần đảo Trường Sa của đoàn công tác thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Quang Đức, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy dẫn đầu, điểm dừng cuối của tàu KN-490 là nhà giàn DK1/8 Quế Đường. Và ở nơi thiêng liêng ấy, giữa trùng dương sóng gió khắc nghiệt, chúng tôi đã được sống trong những khoảnh khắc xúc động của tình người, tình quân dân và tình yêu đất nước thiêng liêng…
Những người con ở đất liền dải đất hình chữ S suốt nhiều thế kỷ qua chưa bao giờ ngừng hướng về Trường Sa, Hoàng Sa - những núm ruột của quê hương.
Đoàn đại biểu công tác số 9 - TPHCM vừa hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1/8 trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Đoàn đã phối hợp hỗ trợ xây dựng công trình xây dựng nhà văn hóa đa năng trên đảo Thuyền Chài B, với trị giá 40 tỷ đồng; trao tặng công trình sửa chữa trường tiểu học và kinh phí khắc phục hậu quả do bão Rai gây ra năm 2021 tại xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa...
Tổ quốc thiêng liêng nhìn từ biển là hình ảnh những chiến sỹ hải quân ngày đêm canh giữ nơi phên dậu. Trùng dương lớp lớp sóng vỗ, nắng gió khắc nghiệt nhưng các chiến sỹ vẫn vững vàng tay súng, 'còn người còn đảo, còn người còn nhà giàn' là mệnh lệnh trái tim mà các anh muốn gửi gắm.
Đoàn công tác số 4 do Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng làm Trưởng đoàn trong chuyến thăm, làm việc ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1/8, hoàn thành nhiệm vụ trở về cập Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Tết đến, xuân về, các gia đình lại đoàn viên để cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc giao mùa ấm áp, hạnh phúc. Còn gia đình cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 thì khác, họ cùng động viên, khích lệ nhau để người nơi tiền tiêu chắc tay súng, người ở hậu phương thì vững niềm tin. Mùa xuân đến với lính nhà giàn là biển, là trời và tiếng cười ấm áp của trẻ thơ trong lời chúc tết qua điện thoại...
Nếu như các đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa là 'sản phẩm' của thiên nhiên, được con người chinh phục, bồi đắp thì những Nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam Tổ quốc được dựng lên hoàn toàn bằng ý chí, sức mạnh của con người. Đặt chân đến đây càng thấy rõ bản lĩnh, ý chí Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo là không thể khuất phục…
'Ở quần đảo Trường Sa, cán bộ Mặt trận cũng là chiến sĩ, họ chính là những 'cột mốc Mặt trận' cắm ở nơi này, mang tinh thần hòa hợp dân tộc, tinh thần đại đoàn kết hòa chung khát vọng hòa bình ở Biển Đông. Chỉ riêng điều đó thôi, cũng đã là kỳ diệu...' - Nhà báo Hoàng Yến nhấn mạnh.