Những kiểu so sánh khiến con trẻ tự ti
Con cái là tác phẩm độc nhất của cha mẹ. Các bậc phụ huynh đừng mong sẽ có một đứa con 'hoàn hảo'. Muốn con tự tin, cha mẹ nên khích lệ bé thay vì so sánh bé với đứa trẻ khác.

Những đứa trẻ được cha mẹ khích lệ thường xuyên sẽ cảm thấy tự tin hơn. Ảnh: I.P.
Đối thoại là việc hai hay nhiều bên đối diện tương tác qua lại với nhau bằng lời nói, vì vậy trong giao tiếp điều quan trọng là phải nói những điều mình muốn nói, nhưng lắng nghe những gì đối phương nói cũng quan trọng không kém. Có thể lắng nghe những gì người khác nói cũng là một kỹ năng trong giao tiếp.
Cho dù kỹ năng nói của chúng ta có tốt đến đâu, nhưng nếu chỉ một mình bạn nói, không có sự trao đổi qua lại lẫn nhau thì đó chỉ như một bài phát biểu chứ không phải một cuộc đối thoại. Bởi đối thoại không phải là cuộc trò chuyện từ một phía, nên chúng ta không cần phải một mình chịu trách nhiệm tạo không khí hoặc dẫn dắt cuộc trò chuyện.
Và dù có tài hùng biện đến đâu nhưng nếu bạn chỉ nói về bản thân hoặc ngắt lời người khác thì người nghe khó có cảm giác được tôn trọng. Lắng nghe và phản hồi những gì người khác nói sẽ gửi đi thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm và tôn trọng đối phương. Tóm lại, chúng ta nên tách biệt con người và hành vi của họ.
Nói một cách ngắn gọn, thay vì đổ lỗi hay ám chỉ một “kiểu người” trong một tình huống hoặc sự việc nhất định, chúng ta nên chú ý đến “kiểu hành vi”. Ví dụ, một đứa trẻ bị ngã khi đang đi vì không nhìn thẳng về phía trước. Cha mẹ lo lắng, khó chịu nên cuối cùng trút giận lên đứa trẻ. “Tại sao con lại hậu đậu như vậy!”
Những lời chỉ trích này của cha mẹ tấn công vào tính cách của đứa trẻ, câu nói đó thể hiện “con là một đứa trẻ hậu đậu” chứ không phải ám chỉ đến hành vi bất cẩn. Con người chúng ta có thể thay đổi hành vi, nhưng không thể thay đổi chính sự tồn tại của mình.
Vì vậy, rất khó để một đứa trẻ nhận thấy được những thiếu sót và có ý chí cải thiện hành vi của mình. “Sau này cần phải đi đứng nhìn trước ngó sau thật cẩn thận”. Khi những thông điệp chồng chất lên nhau, chúng sẽ hình thành nên một cái nhìn tiêu cực và méo mó về bản thân vì cho rằng “Mình chỉ là đứa trẻ như vậy”.
Trái lại, nếu tách biệt con người và hành vi của đứa trẻ bằng “hành động bất cẩn” thay vì “đứa trẻ bất cẩn”, như vậy sẽ tạo ra cơ hội và lựa chọn để đứa trẻ thay đổi hành vi của mình. Khi cần chỉ ra một vấn đề, hãy tách con người ra khỏi hành vi và tập trung vào hành vi đó chứ không phải con người.
Vì vậy, nêúmột đứa trẻ bị ngã, chúng ta nên khuyên chúng chú ý đến hành vi của mình: “Nếu con đi mà không nhìn trước ngó sau con có thể bị ngã đó, lần sau hãy cẩn thận nhé.”
Những kiểu so sánh như “những đứa trẻ khác đều học giỏi” hay “mọi người đều làm tốt việc này” không mang lại lợi ích cho việc giao tiếp. So sánh với người khác mang đến thông điệp “bạn kém cỏi hơn người khác” mà không nêu ra vấn đề hoặc giải pháp cụ thể. Những thông điệp này có thể gây ra sự tuyệt vọng, cảm giác bị bỏ rơi, tức giận và sau cùng là phản kháng.
Nếu thực sự cần so sánh, chúng ta nên so sánh với ‘bản thân mình của ngày hôm qua’ thay vì “so với những người khác”. Nói cách khác, thay vì so sánh với “những người khác giỏi hơn mình”, chúng ta nên so sánh với chính mình, chẳng hạn như “tôi tốt hơn tôi của ngày hôm qua”.
Nếu một tình huống đòi hỏi sự so sánh với người khác ngoài bản thân, chúng ta đừng chỉ so sánh với người khác mà hãy tách biệt người đó và hành vi của họ rồi tìm những điều cần học hỏi từ những “ví dụ về hành vi” sẽ hiệu quả hơn là việc so sánh với người khác.
Nguồn Znews: https://znews.vn/nhung-kieu-so-sanh-khien-con-tre-tu-ti-post1532254.html