Những thói quen tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể
Trao đổi chất là quá trình mà cơ thể chuyển hóa đồ ăn thành năng lượng để có thể làm việc. Khi ta già đi, tốc độ trao đổi chất bị chậm lại. Làm sao để cải thiện được tình trạng trên?
Tại sao tốc độ trao đổi chất chậm lại khi ta già đi?
Mất khối lượng cơ. Khi cơ thể lão hóa, ta sẽ mất đi khối lượng cơ. Vì vậy, bạn sẽ tiêu thụ calo với cường độ ít hơn.
Thiếu năng động. Khi già đi, bạn có thể sẽ ít vận động thể chất hơn so với trước. Không tập thể dục đủ có thể khiến bạn tăng cân và gây ra các vấn đề về tim mạch. Chính những vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Gen và giới tính. Những điều này có vai trò trong việc quyết định quá trình trao đổi chất của bạn. Nam giới sẽ thường có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn vì họ có nhiều khối lượng cơ, nặng xương hơn và ít mỡ cơ thể hơn.
Trao đổi chất bắt đầu chậm lại từ khi nào?
Từ 30 tuổi. Từ tầm tuổi này, bạn có thể thấy rằng giảm cân bây giờ khó hơn trước. Điều này là xảy ra là do khi nhiều tuổi hơn, bạn sẽ di chuyển ít hơn. Nếu như bạn không thường xuyên vận động, cơ thể sẽ có thể mất đi từ 3-5% khối lượng cơ mỗi 10 năm.
Từ 40 tuổi. Cơ thể sẽ mất đi khối lượng cơ một cách tự nhiên. Hiện tượng này được gọi là thiểu cơ. Kể cả nếu bạn có thường xuyên vận động, cơ thể bạn vẫn sẽ mất đi số lượng cơ nhất định. Trong thời kỳ này, mỡ sẽ được tích tụ thay cơ bắp. Điều này cũng sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, tùy thuộc vào lượng cơ bắp bạn mất đi.
Các yếu tố khác. Hormone và gen di truyền cũng sẽ ảnh hưởng tới cách quá trình trao đổi chất thay đổi khi cơ thể già đi. Mỗi người lại mang trong mình lượng hormone cũng như ảnh hưởng của gen khác nhau, khiến cho việc dự đoán tốc độ thay đổi của trao đổi chất khó khăn.
Thay đổi lối sống có thể cải thiện tình hình?
Những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây sẽ tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể:
Tập kháng lực. Tăng cơ bằng cách nâng tạ giúp bạn đốt nhiều calo khi không làm gì hơn. Khối lượng cơ lớn hơn sẽ dẫn tới tốc độ trao đổi chất nhanh hơn.
Các bài tập aerobic. Các bài tập này cũng giúp bạn đốt calo. Một số bài tập aerobic bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội và leo núi. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần để tập thể dục. Hãy tập những bài tập bạn thích để có thể tập đều đặn. Nếu như gặp khó khăn trong việc bắt đầu, bạn có thể chia nhỏ các bài tập thành nhiều phần 10 phút.
Thực đơn cân bằng. Nạp năng lượng cho cơ thể bạn bằng bữa sáng, protein nạc và đồ ăn nhiều dinh dưỡng sẽ khiến bạn thỏa mãn lâu hơn. Một thực đơn cân bằng cũng sẽ cải thiện tốc độ trao đổi chất bằng cách tăng khối lượng cơ cho cơ thể.
Uống nhiều nước. Uống đủ nước là vô cùng quan trọng đối với quá trình trao đổi chất. Trà xanh cũng được liên kết với việc cải thiện trao đổi chất.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tăng cân có thể khiến bạn cảm thấy bất lực, đặc biệt là khi bạn nghĩ nguyên nhân là do cơ thể mình trao đổi chất chậm. Bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu và gặp khó khăn trong việc tăng tốc độ trao đổi chất? Hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể sẽ phát hiện ra nếu như có một bệnh lý khác đang bí mật ảnh hưởng tới trao đổi chất và cân nặng của bạn, chẳng hạn như: Tuyến giáp suy giảm, hội chứng Cushing hay hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) đều có thể làm chậm quá trình trao đổi chất.
Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán được vấn đề và tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất. Nếu như tăng cân một cách đều đặn khi lão hóa, bạn có thể đang gặp nguy cơ bị béo phì. Khi quá trình trao đổi chất chậm lại và cân nặng tăng lên sẽ khiến bạn gặp các vấn đề sức khỏe khác.
Chú ý tới cân nặng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe là cực kỳ quan trọng. Bạn nên nói chuyện với một bác sĩ trước khi việc tăng cân vượt ra ngoài tầm kiểm soát.