Những thứ trong nhà bếp nên tránh dùng kẻo 'rước' ung thư

Hãy nhớ rằng, nhà bếp là nơi liên quan mật thiết đến sức khỏe. Có 5 thứ bếp nhà nào cũng có nhưng ít dùng càng tốt để tránh ung thư.

Màng bọc thực phẩm PE

Mặc dù màng bọc thực phẩm PE có thể dùng được trong thực phẩm nhưng tốt nhất không nên để nó tiếp xúc với thực phẩm nhiều chất béo trong thời gian dài, nếu không các hạt vi nhựa sẽ xâm nhập vào thực phẩm. Ngoài ra, cần lưu ý rằng màng bọc nhựa PE chỉ có thể chịu được nhiệt độ cao tới 120 độ C.

Do đó, khi sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc thực phẩm và hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc lò hấp, bạn phải biết rằng nhiệt độ cao của lò vi sóng là trên 120 độ nên rất dễ khiến màng bọc thực phẩm bị tan chảy.

Khi mua màng bọc thực phẩm, hãy nhớ kiểm tra khả năng chịu nhiệt được ghi trên bao bì. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến các hạt vi nhựa xâm nhập vào thực phẩm và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cần sử dụng màng bọc thực phẩm đúng để tránh gây hại sức khỏe - Ảnh BSCC

Cần sử dụng màng bọc thực phẩm đúng để tránh gây hại sức khỏe - Ảnh BSCC

Xẻng silicon kém chất lượng

Một số xẻng bằng silicon kém chất lượng có thể không được làm bằng silicon cấp thực phẩm mà là bằng nylon không.

Nó chỉ sử dụng một lượng nhỏ vật liệu silicon, là sản phẩm kém chất lượng. Loại xẻng này sẽ bị chảy, vỡ và hỏng sau một thời gian dài sử dụng. Nếu nhiệt độ quá cao, nylon sẽ phân hủy thành các chất độc hại và có hại cho thực phẩm.

Chảo chống dính Teflon

Nhiều chảo chống dính trên thị trường được phủ lớp chống dính bằng Teflon. Loại chảo này thực sự gây nguy hiểm lớn về an toàn, vì sau thời gian dài sử dụng, lớp phủ trong chảo bong ra, lớp Teflon bên trong sẽ lộ ra và ngấm vào thức ăn.

Nhiệt độ cao cũng có thể phân hủy các chất độc hại và có hại khác. Vì vậy, phải cẩn thận khi mua chảo chống dính. Tốt nhất là không nên chọn chảo chống dính làm bằng Teflon. Nếu lớp phủ bề mặt của chảo chống dính làm bằng vật liệu này bị hỏng thì phải thay thế và không được sử dụng nữa.

Chảo chống dính Teflon - Ảnh minh họa

Chảo chống dính Teflon - Ảnh minh họa

Bát đĩa tráng men trong lòng

Trên thực tế, có rất nhiều đồ dùng bằng gốm sứ trên thị trường không phải là đồ gốm sứ màu tráng men có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, mà là đồ gốm sứ màu tráng men để trang trí.

Công nghệ xử lý này có thể rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nhưng lại không an toàn cho người dùng vì các sắc tố không ổn định. Ở nhiệt độ cao hoặc ma sát lẫn nhau, các sắc tố sẽ di chuyển vào thực phẩm. Các sắc tố này về cơ bản chứa kim loại nặng.

Điều này sẽ khiến kim loại nặng đi vào dạ dày, tích tụ trong cơ thể theo thời gian và không thể chuyển hóa được, dẫn đến bệnh tật.

Vì vậy, phải xem xét cẩn thận khi mua đồ dùng bằng gốm sứ. Nếu màu sắc tươi sáng và có cảm giác gồ ghề rõ rệt khi chạm vào thì loại đồ dùng bằng gốm sứ này chủ yếu là màu tráng men để trang trí, tốt nhất không nên sử dụng.

Đũa hợp kim

Nhiều người cho rằng đũa gỗ sẽ thấm nước, bị ẩm mốc, vì vậy đã thay đũa bằng đũa hợp kim, không chỉ dễ vệ sinh mà còn có thể sử dụng lâu dài mà không bị mốc. Nhưng thực chất đũa hợp kim được làm từ sợi thủy tinh và vật liệu polyme.

Khi đũa bị gãy hoặc vỡ, phần sợi thủy tinh bên trong sẽ bị lộ ra. Nếu vô tình đâm vào tay, sẽ rất khó để lấy nó ra.

Đũa hợp kim kém chất lượng có thể bị tan chảy ở nhiệt độ cao, vì vậy nên sử dụng ít đũa hợp kim. Tốt nhất nên dùng đũa gỗ. Chỉ cần thay chúng sau mỗi 3-6 tháng sẽ không gây hại cho sức khỏe.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

BS Đinh Minh Trí

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.kienthuc.net.vn/vietnamdaily-relax/nhung-thu-trong-nha-bep-nen-tranh-dung-keo-ruoc-ung-thu-267985.htm