Nông dân Cẩm Xuyên trồng loại cây quen thuộc, thu cả trăm triệu đồng/năm

Xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác trồng sả để phát triển cây trồng truyền thống thành chủ lực, hướng tới chế biến sâu thành sản phẩm OCOP.

 Trong khu vườn rộng gần 0,5 ha, chị Hà Thị Vinh (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang tất bật xới đất, vun luống trồng cây sả tía.

Trong khu vườn rộng gần 0,5 ha, chị Hà Thị Vinh (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang tất bật xới đất, vun luống trồng cây sả tía.

 Để hỗ trợ chị Vinh, các thành viên trong Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh cắt cử thành viên cùng tham gia sản xuất.

Để hỗ trợ chị Vinh, các thành viên trong Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh cắt cử thành viên cùng tham gia sản xuất.

 Chị Hà Thị Vinh - thành viên tổ hợp tác chia sẻ: "Cây sả bén rễ trong vườn hộ của gia đình đã nhiều năm nay nhưng chủ yếu là trồng tự phát. Tuy nhiên, từ đầu năm lại nay, khi chính quyền địa phương thành lập tổ hợp tác thì gia đình tôi cũng đầu tư sản xuất quy mô hơn. Hiện nay, trong vườn nhà có 4 sào sả đã cho thu hoạch. Tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích, trồng thêm 3 sào".

Chị Hà Thị Vinh - thành viên tổ hợp tác chia sẻ: "Cây sả bén rễ trong vườn hộ của gia đình đã nhiều năm nay nhưng chủ yếu là trồng tự phát. Tuy nhiên, từ đầu năm lại nay, khi chính quyền địa phương thành lập tổ hợp tác thì gia đình tôi cũng đầu tư sản xuất quy mô hơn. Hiện nay, trong vườn nhà có 4 sào sả đã cho thu hoạch. Tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích, trồng thêm 3 sào".

 Cũng có gần 10 năm trồng cây sả, hiện nay, gia đình chị Nguyễn Thị Mến (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang phủ xanh khu vườn của gia đình bằng cây trồng truyền thống này. "Bình quân mỗi sào, cây sả cho thu nhập khoảng 25 - 30 triệu đồng/năm. Gia đình tôi sở hữu 7 sào sả, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. So với trồng keo hay trồng các loại rau màu khác thì cây sả cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần. Dự kiến thời gian tới, tôi sẽ trồng thêm 2 sào cây sả". - chị Mến phấn khởi cho biết.

Cũng có gần 10 năm trồng cây sả, hiện nay, gia đình chị Nguyễn Thị Mến (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đang phủ xanh khu vườn của gia đình bằng cây trồng truyền thống này. "Bình quân mỗi sào, cây sả cho thu nhập khoảng 25 - 30 triệu đồng/năm. Gia đình tôi sở hữu 7 sào sả, mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng. So với trồng keo hay trồng các loại rau màu khác thì cây sả cho hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần. Dự kiến thời gian tới, tôi sẽ trồng thêm 2 sào cây sả". - chị Mến phấn khởi cho biết.

 Theo người dân địa phương, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc. Loài cây này đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất cao cạn, thiếu nước. Ở những vùng đất càng khô hạn, cây sả càng cho nhiều tinh dầu khi chế biến.

Theo người dân địa phương, cây sả dễ trồng, dễ chăm sóc. Loài cây này đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất cao cạn, thiếu nước. Ở những vùng đất càng khô hạn, cây sả càng cho nhiều tinh dầu khi chế biến.

 Hiện nay, lá sả được người dân thu hoạch bán cho các cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/yến. Còn thân cây sả được thu hoạch bán cho các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Tĩnh với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Hiện nay, lá sả được người dân thu hoạch bán cho các cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu với giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/yến. Còn thân cây sả được thu hoạch bán cho các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Tĩnh với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

 Nhu cầu sả trên thị trường lớn nên hiện nay, người dân thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.

Nhu cầu sả trên thị trường lớn nên hiện nay, người dân thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.

 Chị Nguyễn Thị Tâm - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam cho biết: "Tháng 3/2025, tổ hợp tác chính thức thành lập với 30 thành viên. Sau 2 tháng vận hành, tổ hợp tác kết nạp thêm 8 thành viên. Hiện nay, vùng trồng sả thôn Sơn Nam có diện tích 20 ha. Mục tiêu của địa phương là tiếp tục mở rộng diện tích trồng sả trong vườn hộ, nhất là trồng ở những vườn hoang hóa".

Chị Nguyễn Thị Tâm - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam cho biết: "Tháng 3/2025, tổ hợp tác chính thức thành lập với 30 thành viên. Sau 2 tháng vận hành, tổ hợp tác kết nạp thêm 8 thành viên. Hiện nay, vùng trồng sả thôn Sơn Nam có diện tích 20 ha. Mục tiêu của địa phương là tiếp tục mở rộng diện tích trồng sả trong vườn hộ, nhất là trồng ở những vườn hoang hóa".

 Không chỉ tập trung mở rộng sản xuất, hiện nay, nhiều hộ dân ở thôn Sơn Nam cũng đã đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả lao động. "Gia đình trồng hơn 10 sào sả, một mình tôi vừa chăm sóc, vừa thu hoạch. Nếu như không có máy xới cỏ, máy đánh luống thì quá trình chăm sóc sẽ hết sức vất vả. Hiện nay, nhờ gia nhập tổ hợp tác, tôi không chỉ được bao tiêu sản phẩm, không phải lo lắng tìm đầu ra mà còn được các thành viên trong tổ hỗ trợ các khâu sản xuất, thu hoạch nên công việc được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả hơn" - chị Hà Thị Phượng cho hay.

Không chỉ tập trung mở rộng sản xuất, hiện nay, nhiều hộ dân ở thôn Sơn Nam cũng đã đầu tư máy móc để nâng cao hiệu quả lao động. "Gia đình trồng hơn 10 sào sả, một mình tôi vừa chăm sóc, vừa thu hoạch. Nếu như không có máy xới cỏ, máy đánh luống thì quá trình chăm sóc sẽ hết sức vất vả. Hiện nay, nhờ gia nhập tổ hợp tác, tôi không chỉ được bao tiêu sản phẩm, không phải lo lắng tìm đầu ra mà còn được các thành viên trong tổ hỗ trợ các khâu sản xuất, thu hoạch nên công việc được triển khai nhịp nhàng, hiệu quả hơn" - chị Hà Thị Phượng cho hay.

 Để xây dựng vùng nguyên liệu nhằm chế biến sâu sản phẩm OCOP vào năm 2026, hiện nay, Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh đang tích cực mở rộng diện tích. Theo đó, trong những vườn hộ bỏ hoang, Hội LHPN xã đã huy động hội viên tham gia sản xuất. Tổ hợp tác phấn đấu đạt quy mô trồng tập trung khoảng 50 ha vào năm 2026 để đầu tư chế biến chuyên sâu, xây dựng các sản phẩm OCOP như: tinh dầu sả, tinh bột sả sấy lạnh.

Để xây dựng vùng nguyên liệu nhằm chế biến sâu sản phẩm OCOP vào năm 2026, hiện nay, Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh đang tích cực mở rộng diện tích. Theo đó, trong những vườn hộ bỏ hoang, Hội LHPN xã đã huy động hội viên tham gia sản xuất. Tổ hợp tác phấn đấu đạt quy mô trồng tập trung khoảng 50 ha vào năm 2026 để đầu tư chế biến chuyên sâu, xây dựng các sản phẩm OCOP như: tinh dầu sả, tinh bột sả sấy lạnh.

Sả là cây trồng truyền thống, rất thích hợp với vùng đất cao cạn, hạn hán ở xã Cẩm Thịnh. Trong lộ trình phát triển kinh tế, địa phương phấn đấu xây dựng vùng sản xuất sả quy mô lớn ở thôn Sơn Nam và các thôn phụ cận để từ đó đáp ứng đủ nguyên liệu chế biến sản phẩm OCOP.

Hiện nay, UBND xã Cẩm Thịnh đã thành lập Tổ hợp tác trồng sả thôn Sơn Nam và giao cho Hội LHPN làm chủ nhằm tập hợp các hội viên phụ nữ để cùng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, địa phương sẽ giao cho tổ hợp tác đầu tư máy móc nhằm phục vụ chế biến sâu các sản phẩm từ cây sả, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho địa phương.

Chị Hà Thị Nhuần - Chủ tịch Hội LHPN xã Cẩm Thịnh

Video: Vùng sản xuất sả tập trung ở thôn Sơn Nam

Phan Trâm

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/nong-dan-cam-xuyen-trong-loai-cay-quen-thuoc-thu-ca-tram-trieu-dongnam-post288031.html