Phân bón Văn Điển: Gia tăng giá trị cho vùng chè sạch phía Bắc

Phân bón Văn Điển là giải pháp hữu hiệu, tạo điều kiện cho cây khỏe, ít sâu bệnh, nâng cao năng suất cao chất lượng chè sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trước đây, bà con các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thường trồng chè thực sinh (gieo hạt) nên cây chè có rễ trụ ăn sâu và chịu hạn tốt hơn. Sau những năm 1980, từ kết quả nghiên cứu và sản xuất cây giống của Trung tâm chè Phú Hộ, bà con đã dần chuyển sang trồng chè cành (chè giâm cành), bộ rễ bàng ăn nông hơn và tập trung độ sâu 0-30cm.

Nhìn chung cả với chè thực sinh hay chè cành thì bộ rễ hấp thụ thường tập trung lớp đất mặt với độ sâu khoảng 20cm trên lớp đất tơi xốp và thoáng khí. Mặt khác, phân nung chảy không tan trong nước nên không có trong dung dịch đất. Do vậy phân bón cần được phân bố đều trong lớp đất mặt để bộ rễ hấp thụ nhanh chóng tiếp cận phân bón.

Nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm chè xuất khẩu bà con trồng chè khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ đã lựa chọn phân bón Văn Điển là giải pháp hữu hiệu nhất, tạo điều kiện cho cây khỏe, ít sâu bệnh, nâng cao năng suất cao chất lượng chè sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây chè sẽ có năng suất cao và chất lượng tốt và có hương vị đặc trưng

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây chè sẽ có năng suất cao và chất lượng tốt và có hương vị đặc trưng

Để đạt 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo).... Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt cây chè cần rất nhiều các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen....

Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều cho thấy, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và các chất trung - vi lượng thì chè tốt bền, cây khỏe, ít sâu bệnh; cho năng suất cao và chất lượng tốt và có hương vị đặc trưng.

Quá trình sản xuất phân lân nung chảy văn Điển, Công ty đã phối trộn 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch theo tỷ lệ nhất định rồi được nấu chảy ở nhiệt độ 15000 C, sau đó làm lạnh đột ngột, làm thay đổi kết cấu vật lý, chuyển sang dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho chè sẽ đạt năng suất cao

Sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho chè sẽ đạt năng suất cao

Do vậy phân lân nung chảy Văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng như P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo…

Sản phẩm này hoàn toàn mang tính kiềm và không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Kết hợp với chất Đạm, chất kaly, công ty sản xuất nhiều sản phẩm đa yếu tố NPK thích hợp từng giai đoạn sinh trưởng cho cây chè.

Nhiều năm qua, Công ty chè Phú Đa và Công ty chè Phú Bền tỉnh Phú Thọ đã sử dụng phân bón Văn Điển chuyên dùng cho chè. Đó cũng là yếu tố cơ bản tạo năng suất chè của 2 công ty này cao gấp 3 lần năng suất chè trung bình của tỉnh.

Hện nay Phú Thọ đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Nhiều sản phẩm chè xanh, chè đen, chè Ôlong, chè thảo dược… của Phú Thọ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pakistan.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và cán bộ quản lý nông nghiệp tỉnh Phú Thọ cho biết: Cùng với trồng giống chè mới thì biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, năng suất bền vững cho cây chè là chọn cho được loại phân bón đặc dụng phù hợp điều kiện sinh thái đất và đặc tính nông học của cây chè trên đất Phú Thọ.

Nhiều vùng chè ở Tuyên Quang sử dụng phân bón Văn Điển nhiều năm qua đạt hiệu quả cao cả về năng suất và chất lượng

Nhiều vùng chè ở Tuyên Quang sử dụng phân bón Văn Điển nhiều năm qua đạt hiệu quả cao cả về năng suất và chất lượng

Tuyên Quang có hơn 8.700 ha chè, sản lượng trên 71.000 tấn/năm. tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Na Hang. Các nông trường tháng Mười, nông tường Sông Lô và nông dân trong tỉnh đã sử dụng phân bón Văn Điển nhiều năm qua đạt hiệu quả cao cả về năng suất và chất lượng.

Thái Nguyên với diện tích trồng chè trên 17.000ha, gần 20 năm qua nông dân nơi đây đã dần chuyển sang sử dụng phân bón Văn Điển cho cây chè. Thái Nguyên có nhiều vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương (TP Thái Nguyên), Trại Cài - Minh Lập (Đồng Hỷ), La Bằng ( Đại Từ), Tức Tranh, Vô tranh, Phú Đô (Phú Lương)…

Năm 2019 Thái Nguyên đã lựa chọn ra 25 sản phẩm chè búp xuất khẩu đạt 3 sao trở lên. Điển hình như chè Móc câu (Minh lập Đồng Hỷ), Minh tâm trà (Hòa Trung Đông hỷ), Đinh đinh trà (Hà Thượng Đại Từ), Trà tôm nõn (Phú lạc Đại từ), chè Tôm nõn (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên), Nhất tâm trà (Phúc Trìu TP Thái Nguyên)...

Kỹ thuật thâm canh cây chè bằng phân bón Văn Điển

Bón lót:

Sau khi làm đất rồi rải phân lót xuống đáy rãnh với lượng khoảng 20-30tấn phân chuồng hoai mục và 1,5- 2 ,0 tấn lân nung chảyVăn Điển cho 1 ha chè. Đây là phân bón có thành phần và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, khi được trộn đều và vùi sâu sẽ được phân giải dần nhằm ổn định độ PH đất, vừa để dành dinh dưỡng cho rễ ăn sâu trong nhiều năm.

Bón phân cho chè kỳ kiến thiết cơ bản:

Trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYTNPK16:8:4, hoặc 13:3:10, 22:5:11 trung bình mỗi năm bón 400-450 kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7; bón cách gốc 20-25cm, làm cỏ kết hợp xới sâu lấp phân

Bón phân cho chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi).

- Bón cuối năm khoảng 500-600kg Đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục.

- Bón thúc hằng năm: Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà bón mỗi ha chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc 22:5:11

Trọng Hòa

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-bon-van-dien-gia-tang-gia-tri-cho-vung-che-sach-phia-bac-111503.htm