Phát hiện và can thiệp sớm để trẻ khuyết tật hòa nhập tốt hơn

Theo khảo sát của UNICEF, tại Việt Nam ước tính có khoảng 1,1 triệu trẻ em khuyết tật độ tuổi dưới 16 tuổi; trong đó, loại khuyết tật phổ biến nhất là khuyết tật về vận động (22,4%), khuyết tật về nói (21,4%).

Từ thực trạng đó, việc phát hiện sớm can thiệp sớm trẻ khuyết tật, giúp giảm thiểu tiêu cực đến trẻ và gia đình trẻ, qua đó tạo điều kiện để trẻ phát triển tối đa và hòa nhập cộng đồng.

Các dạng khuyết tật bao gồm

- Khuyết tật vận động: Đây là tình trạng một người bị kém hay không có khả năng vận động, hoạt động một trong các cơ quan đầu, cổ, chân, tay, thân mình.. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng di chuyển, cầm nắm, vận động của mỗi người.

- Khuyết tật nghe, nói: Người bị giảm hay không có khả năng nghe/ nói/ phát âm hoặc cả 3 trường hợp trên cũng được xếp vào nhóm khuyết tật. Đây là một dạng khuyết tật ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.

- Khuyết tật thị giác: Được biểu hiện bằng việc một người bị giảm hoặc mất khả năng nhìn/ cảm nhận màu sắc, hình ảnh, không gian/ ánh sáng trong mọi điều kiện môi trường dù có ánh sáng hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh giá sự vật, di chuyển và rất nhiều vấn đề khác.

Phát hiện và can thiệp sớm để trẻ khuyết tật hòa nhập tốt hơn.

Phát hiện và can thiệp sớm để trẻ khuyết tật hòa nhập tốt hơn.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Đây cũng là một trong những dạng khuyết tật ở trẻ cực kỳ phổ biến hiện nay. Dạng khuyết tật này được mô tả là là tình trạng rối loạn về tâm lý, tinh thần, trí nhớ, cảm xúc, nhận thức hay hành vi. Những người này thường có những suy nghĩ lệch lạc so với chuẩn mực xã hội và được biểu thị qua lời nói hay hành vi kỳ lạ.

- Khuyết tật trí tuệ: Tình trạng kém hoặc mất nhận thức, tư duy của nhóm khuyết tật này khiến người đó gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, phân tích logic hoặc hiểu/ thực hiện các sự vật, sự việc, hành vi bình thường xung quanh cuộc sống.

- Khuyết tật khác: Đây là tình trạng người có một hoặc các khiếm khuyết có các đặc điểm thuộc nhóm trên dẫn tới suy giảm về chức năng nhận thức, lao động, sinh hoạt tuy nhiên lại không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xếp vào 5 nhóm trên.

Việc phát hiện sớm can thiệp sớm trẻ khuyết tật, giúp giảm thiểu tiêu cực đến trẻ và gia đình trẻ, qua đó tạo điều kiện để trẻ phát triển tối đa và hòa nhập cộng đồng.

Việc phát hiện sớm can thiệp sớm trẻ khuyết tật, giúp giảm thiểu tiêu cực đến trẻ và gia đình trẻ, qua đó tạo điều kiện để trẻ phát triển tối đa và hòa nhập cộng đồng.

Cần phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật

Theo các chuyên gia, trẻ bị khuyết tật là một tình trạng thần kinh phức tạp bao gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Bởi vậy, việc nuôi lớn một trẻ khỏe mạnh đã khó, đồng hành cùng một đứa trẻ mắc khuyết tật với nhiều khác biệt lại càng khó khăn hơn.

Theo các chuyên gia, đối tượng của phát hiện sớm khuyết tật là tất cả trẻ em từ 0 đến 6 tuổi tại cộng đồng (bình thường và khuyết tật đã được chẩn đoán trước đó).

Theo hướng dẫn chẩn đoán, can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật của Bộ Y tế, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm, nhiều trẻ khuyết tật sẽ phục hồi tốt và trở thành trẻ bình thường như trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh hoặc trật khớp háng bẩm sinh, trẻ tự kỷ nhẹ có chỉ số IQ bình thường;

Một số trẻ khuyết tật khác có thể phát triển được các kỹ năng gần như trẻ bình thường như trẻ chậm phát triển vận động, ngôn ngữ so với tuổi, trẻ bại não liệt nửa người hoặc hai chân mức độ nhẹ.

Một số trẻ khuyết tật nặng cũng được phục hồi không dẫn đến các khuyết tật thứ phát, các kỹ năng được cải thiện nhiều và có thể hội nhập xã hội. Ví dụ, trẻ bại não thể co cứng nặng sẽ không bị co rút biến dạng khớp, tuy không đi lại được nhưng ngồi xe lăn vẫn có thể đi học.

Theo các bác sĩ việc khám sàng lọc, bằng các phương pháp đánh giá và can thiệp, giúp phân loại trẻ khuyết tật, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp sớm, hỗ trợ tại gia đình, nhà trường cũng như cộng đồng, qua đó kích thích sự phát triển của trẻ một cách tối đa.

Con đường để trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là một chặng đường không đơn giản. Điều đầu tiên và quan trọng để biến trẻ khuyết tật thành những đứa bé bình thường là những người xung quanh nên tránh sự kì thị với trẻ. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp, liên hệ mật thiết giữa phụ huynh và nhà trường trong phương pháp giáo dục trẻ để đẩy nhanh quá trình, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Nguyễn Thanh Hà ( theo UNICEF)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-va-can-thiep-som-de-tre-khuyet-tat-hoa-nhap-tot-hon-169231220110350741.htm