Ra mắt Câu lạc bộ Khối trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh thuộc Hiệp hội

Theo đại diện trường cao đẳng, việc số hóa tài liệu giảng dạy, thư viện điện tử và quản trị học vụ của nhiều trường còn nhiều hạn chế.

Chiều 08/05/2025, tại Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh, đồng thời trao đổi phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ trong năm 2025.

 Lễ ra mắt Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ Khối trường cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền.

Tham dự buổi lễ, về phía Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực; Thạc sỹ Phạm Ngọc Lan - Trưởng Ban Công tác hội viên; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội; Tiến sĩ Nguyễn Huy Chương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số.

Về phía các trường cao đẳng, có sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lập – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Cao Bách nghệ Hải Phòng; Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội; Tiến sĩ Trần Xuân Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Tiến sĩ Vũ Hồng Sơn – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng; Tiến sĩ Đặng Nguyên Mạnh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Thái Bình; Thạc sỹ Trương Văn Hùng- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn Lang; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoằng Bá Huyền- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; Thạc sỹ Phạm Văn Điều – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai; Thạc sỹ Lê Vũ Hùng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh; Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; Thạc sỹ Võ Thị Nga –Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Quảng Ngãi; đại diện Trường Cao đẳng Lý Thái Tổ cùng nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước tham dự trực tuyến.

Tại buổi lễ, Hiệp hội đã trao quyết định Hội viên Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho 09 trường cao đẳng. Đó là các trường: Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội; Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng; Trường Cao đẳng Nghề Thái Bình; Trường Cao đẳng Văn Lang; Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; Trường Cao đẳng Gia Lai; Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trao quyết định Hội viên Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho 09 trường cao đẳng. Ảnh: Thúy Hiền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trao quyết định Hội viên Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho 09 trường cao đẳng. Ảnh: Thúy Hiền.

Đồng thời, Hiệp hội cũng công bố Quyết định số 78/QĐ-HH-CLB thành lập Câu lạc bộ Khối trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh. Như vậy, tính đến ngày 08/05, Câu lạc bộ đang có 14 thành viên tham gia.

Hiệp hội có 25 câu lạc bộ là những khối trường đa dạng

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ bày tỏ, với sự thành lập của Câu lạc bộ Khối trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh, tính đến nay, Hiệp hội đã có 25 câu lạc bộ với thành viên đến từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Sau thời gian đầu phát triển, với khoảng hơn 400 hội viên tham gia Hiệp hội là những trường đại học và cao đẳng đào tạo những lĩnh vực khác nhau, đa dạng, Hiệp hội nhận thấy rằng, để sâu sát hơn trong công tác quản lý, việc thành lập các câu lạc bộ cho từng khối chuyên môn là rất cần thiết và quan trọng.

Thực tế đã chỉ ra rằng, hoạt động của các câu lạc bộ của Hiệp hội trong thời gian qua là rất mạnh mẽ. Thông thường, theo điều lệ quy định, các câu lạc bộ sẽ tổ chức hội thảo/tọa đàm định kỳ 1 đến 2 lần trong một năm để cùng bàn những vấn đề chung. Tuy nhiên, có rất nhiều câu lạc bộ rất chủ động trong các hoạt động để cùng chia sẻ, phát triển chuyên môn, đào tạo, tuyển sinh

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

Mặt khác, theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho hay, điều rất mừng là vừa qua, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khối trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh đào tạo ra đội ngũ lao động phục vụ cho những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Có thể thấy rằng, đây là thời điểm tốt để các trường cao đẳng cùng nhau trao đổi để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.

Chuyển đổi số trong khối trường cao đẳng có bước tiến rõ rệt nhưng chưa đồng đều

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Câu lạc bộ Khối trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh đã tổ chức tọa đàm về chuyển đổi số của trường cao đẳng.

Tại tọa đàm, ông Phạm Duy Bình – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số, Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng đã trình bày tham luận về chuyển đổi số trong các trường cao đẳng.

Theo ông Bình, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Đối với các trường cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và thực hành, chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

 Ông Phạm Duy Bình – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số, Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng đã trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

Ông Phạm Duy Bình – Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số, Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng đã trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

Thực trạng một số năm gần đây cho thấy, chuyển đổi số trong giáo dục tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn COVID-19, khi việc dạy và học trực tuyến đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chưa đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, đặc biệt là khối các trường cao đẳng.

Đại diện Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng thông tin, đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tuy nhiên theo khảo sát nội bộ của một số tổ chức nghề nghiệp và hiệp hội giáo dục nghề nghiệp, đến nay có khoảng 80% các trường cao đẳng đã tự xây dựng một số phần mềm quản lý nghiệp vụ riêng lẻ nhưng chỉ có khoảng 30-40% trường cao đẳng có hệ thống LMS ở mức cơ bản. Số trường có nền tảng học trực tuyến hiệu quả, có thể dạy thực hành từ xa là rất thấp (dưới 10%). Thế nhưng việc số hóa tài liệu giảng dạy, thư viện điện tử và quản trị học vụ còn rời rạc, thiếu sự đồng bộ.

Có thể thấy, một số tồn tại chính trong vấn đề chuyển đổi số ở các trường cao đẳng hiện nay có thể kể đến như chênh lệch giữa các vùng miền; hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu chiến lược rõ ràng; đội ngũ giảng viên thiếu kỹ năng số.

Trong khi đó, chuyển đổi số vốn mang lại nhiều lợi ích cho các trường cao đẳng. Theo đó, chuyển đổi số không đơn thuần là việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy, mà là sự thay đổi toàn diện trong cách thức vận hành, quản lý và đào tạo. Đối với các trường cao đẳng vốn có đặc thù đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, thực hành, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích nổi bật.

Đơn cử như giúp nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại hóa công tác quản lý, gia tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, mở rộng cơ hội học tập và nâng cao năng lực sinh viên.

Do đó, để chuyển đổi số không chỉ là khẩu hiệu mà trở thành hiện thực bền vững, các trường cao đẳng cần có cách tiếp cận chiến lược, toàn diện và linh hoạt, tập trung vào 06 nhóm giải pháp.

Cụ thể là xây dựng chiến lược chuyển đổi số cụ thể và phù hợp; đầu tư hạ tầng công nghệ - nền tảng cho chuyển đổi số; đào tạo và phát triển năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giảng viên; gắn kết đào tạo với doanh nghiệp – tận dụng nguồn lực bên ngoài; huy động và tối ưu hóa nguồn lực tài chính – chính sách; thay đổi tư duy và văn hóa tổ chức.

Do vậy, thầy Bình cho rằng, chuyển đổi số trong các trường cao đẳng không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc chuyển đổi số thành công không phụ thuộc vào công nghệ hiện đại đến đâu, mà quan trọng nhất là tư duy lãnh đạo, khả năng đổi mới và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Chính vì vậy, để thực hiện thành công, cần có sự quyết tâm và sự hỗ trợ từ các cấp quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng. Đồng thời, mỗi trường cần nhận thức rằng, chuyển đổi số không phải là đích đến mà là một hành trình liên tục và chiến lược.

Đề xuất mô hình thư viện số dùng chung

Cùng bàn về vấn đề chuyển đổi số đối với các trường cao đẳng, ông Hoàng Dũng – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty DLCORP đã trình bày tham luận về đề xuất mô hình kết nối, chia sẻ tài nguyên số.

Chuyển đổi số phải nhìn từ tư duy của người lãnh đạo. Trước đây chúng ta hầu như đều chỉ nhắc đến công nghệ khi nói đến chuyển đổi số. Thế nhưng, trên thực tế trong chuyển đổi số, công nghệ chỉ chiếm 30%, 70% là thay đổi tư duy và quy trình.

Ông Dũng cho rằng, người lãnh đạo tại các cơ sở đào tạo phải có năng lực số, tư duy số tốt, từ đó mới chỉ đạo được các khoa, phòng ban, đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên và các thầy cô mới định hướng được cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt là phải xây dựng được văn hóa số và tư duy số trong cơ sở đào tạo.

Câu chuyện lớn nhất của đào tạo và nghiên cứu chính là tri thức, tri thức đến từ các tài liệu giảng dạy, học tập, đề án nghiên cứu, … Có thể thấy, các cơ sở đào tạo sẽ rất khó phát triển nếu nguồn tri thức ít.Thực tế đã chỉ ra rằng, nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn trên thế giới phát triển được vì có hàng triệu tài liệu, luôn tiếp cận được nhanh nhất về công nghệ, kiến thức mới nhất.

Chính vì vậy, mục tiêu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số là làm sao tập hợp được toàn bộ tri thức của Việt Nam, cụ thể là xuất phát từ các trường đại học, cao đẳng để các trường có thể chia sẻ nguồn tài liệu lẫn nhau.

Và một trong những giải pháp để thực hiện chuyển đổi số là phải chuyển đổi số thư viện, công tác tập hợp tài liệu, quản lý và chia sẻ tài nguyên lẫn nhau. Từ đó, đảm bảo tính công bằng cho tất cả các cơ sở đào tạo, các em học sinh, sinh viên đều được tiếp cận nguồn tài nguyên như nhau.

 Ông Hoàng Dũng – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty DLCORP trình bày tham luận về đề xuất mô hình kết nối, chia sẻ tài nguyên số. Ảnh: Thúy Hiền.

Ông Hoàng Dũng – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty DLCORP trình bày tham luận về đề xuất mô hình kết nối, chia sẻ tài nguyên số. Ảnh: Thúy Hiền.

Thực tế hiện nay, các trường cao đẳng đang đứng thách thức là tài nguyên ngày càng nhiều, nhu cầu của người dùng ngày càng cao, kinh phí để đầu tư, bổ sung cho tài nguyên học liệu là rất lớn.Trong khi đó, nếu chia sẻ tài nguyên trên cổng thư viện số chung, các trường có thể chia sẻ dữ liệu thư mục (mức nhận biết đó là tài nguyên gì); Mượn liên thư viện (các học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ có thể mượn tài liệu lẫn nhau giữa các trường); Chia sẻ toàn văn (cho phép các trường được đọc toàn bộ nội dung của học liệu lẫn nhau). Và để làm việc này, chúng ta phải có nền tảng thư viện số dùng chung và thực hiện mua chung cơ sở dữ liệu điện tử để tiết kiệm chi phí.

Trước thực tế trên, ông Dũng đề xuất các trường có thể sử dụng mô hình thư viện số dùng chung với 1 đơn vị đầu mối để quản trị, giám sát vận hành quản lý sau đó kết nối đến nguồn tài liệu dữ liệu giữa các trường một cách tự động (chia sẻ ở mức nào do các trường quyết định). Đơn cử như những trường trong cùng một câu lạc bộ khối chuyên môn có thể lựa chọn sử dụng mô hình thư viện số dùng chung.

Với mô hình này, người dùng khai thác nhiều tài nguyên hơn như truy cập đa dạng tài nguyên số từ các thư viện; Tăng cường nhận diện thương hiệu và giá trị của các thư viện tham gia; Thúc đẩy liên kết, chia sẻ tri thức và tài nguyên giữa các trường; Hỗ trợ công tác kiểm định đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, giúp giảm chi phí, giảm gánh nặng tài chính; giúp các trường tiếp cận tài nguyên chất lượng, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc tế với giá thấp; Thương lượng giá tốt hơn với nhà cung cấp; Hỗ trợ nghiên cứu và học tập liên thông.

Cũng tại tọa đàm, thầy Kiều Thành Chung – Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã trình bày báo cáo về hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng như công tác chuyển đổi số của Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.

 Thầy Kiều Thành Chung – Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã trình bày báo cáo tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

Thầy Kiều Thành Chung – Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã trình bày báo cáo tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

Để công tác chuyển đổi số của các trường cao đẳng được phát triển hiệu quả, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.

Cụ thể, cần đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, đồng bộ; một nền tảng số dùng chung (TVET Digital Learning Platform). Nền tảng số này đảm bảo có thể hỗ trợ tất cả các hình thức dạy, học và đánh giá (trực tuyến, trực tiếp, kết hợp...), bao gồm nền tảng học liệu số, thư viện điện tử, các ứng dụng tuyển sinh, quản lý học viên trong và sau khi học, quản lý học tập (LMS) hỗ trợ đào tạo cá thể hóa.

Hơn nữa, cần sớm ban hành các văn bản pháp luật quy định điều kiện hoạt động đào tạo, công nhận văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên môi trường mạng, điều kiện hoạt động của đào tạo trực tuyến và hướng dẫn triển khai thực hiện; cho phép thử nghiệm và đánh giá đối với các mô hình giáo dục mới và chưa có tiền lệ; bảo vệ bản quyền và thông tin cá nhân; …

Bên cạnh đó, cần ưu tiên giáo dục ICT ở bậc phổ thông để cung cấp những kiến thức và kỹ năng số thiết yếu cho người lao động ở mọi ngành nghề. Cần đưa môn lập trình máy tính, AI vào sớm, cân nhắc sử dụng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng có nhiều ứng dụng trong lập trình cho các công nghệ số.

Ngoài ra, trường cũng đề xuất tăng cường chất lượng môn tiếng Anh, đưa thi tiếng Anh thành bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp và vào đại học, sát hạch nghề.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, vừa qua, chúng ta đã rất vui mừng khi giáo dục nghề nghiệp về trực thuộc quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là việc rất đúng theo thông lệ quốc tế. Do đó, thời gian tới, vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục như kiểm định chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể sẽ có điều chỉnh sao cho phù hợp.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Thúy Hiền.

Cô Nga cũng cho rằng, mô hình thư viện số dùng chung là một đề xuất rất cần thiết. Bởi, một vấn đề mà nhiều trường đại học từng gặp phải dẫn tới không đạt chuẩn kiểm định đảm bảo chất lượng giáo dục có thể kể đến như thư viện thiếu tài liệu hoặc tài liệu quá cũ; hệ thống quản trị thông tin của các trường còn yếu.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tặng hoa chúc mừng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng - đơn vị đăng cai tổ chức chương trình. Ảnh: Thúy Hiền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tặng hoa chúc mừng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng - đơn vị đăng cai tổ chức chương trình. Ảnh: Thúy Hiền.

 Tiến sĩ Nguyễn Huy Chương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trao đổi ý kiến tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Chương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trao đổi ý kiến tại tọa đàm. Ảnh: Thúy Hiền.

 Thạc sỹ Phạm Ngọc Lan - Trưởng Ban công tác hội viên Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chia sẻ ý kiến tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

Thạc sỹ Phạm Ngọc Lan - Trưởng Ban công tác hội viên Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chia sẻ ý kiến tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lập – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Cao Bách nghệ Hải Phòng trao đổi ý kiến tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lập – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Cao Bách nghệ Hải Phòng trao đổi ý kiến tại buổi lễ. Ảnh: Thúy Hiền.

 Lãnh đạo, đại diện các trường cao đẳng chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên của Trường Cao Bách nghệ Hải Phòng

Lãnh đạo, đại diện các trường cao đẳng chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên của Trường Cao Bách nghệ Hải Phòng

Khánh An

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/ra-mat-cau-lac-bo-khoi-truong-cao-dang-cong-nghe-va-kinh-doanh-thuoc-hiep-hoi-post251181.gd