Ruột của loại quả tưởng vứt đi lại mang nguồn thu nhập khá cho nông dân

Xơ từ quả mướp – thứ tưởng như vứt đi nay lại trở thành nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân.

Anh Dương Đắc Thắng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, đây là hướng đi mới nên trong xã mới có 4 hộ dân tham gia trồng thử với 5.500 m2. Ngoài ra, Hội nông dân xã cũng xây dựng mô hình trồng mướp tập thể với diện tích tương tự.

Video: Xơ mướp xuất khẩu.

Các hộ tham gia mô hình trồng mướp lấy xơ được cán bộ công ty đồng hành về khoa học, kỹ thuật từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Đồng thời, được hỗ trợ vật tư như: hạt giống, màng phủ, phân bón, vôi bột, lưới làm giàn leo, thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống tưới tiêu…

Các hộ tham gia mô hình trồng mướp lấy xơ được cán bộ công ty đồng hành về khoa học, kỹ thuật từ khi trồng đến lúc thu hoạch. Đồng thời, được hỗ trợ vật tư như: hạt giống, màng phủ, phân bón, vôi bột, lưới làm giàn leo, thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống tưới tiêu…

Gieo trồng từ tháng 3/2024 đến đầu tháng 6/2024 người dân bắt dầu thu hoạch. Vụ mướp đầu tiên trên địa bàn dự kiến thu hoạch từ 15-20 ngàn xơ ước tính được 45-60 triệu đồng.

Gieo trồng từ tháng 3/2024 đến đầu tháng 6/2024 người dân bắt dầu thu hoạch. Vụ mướp đầu tiên trên địa bàn dự kiến thu hoạch từ 15-20 ngàn xơ ước tính được 45-60 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, anh Thắng nói, trồng mướp lấy xơ đang mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân.

Cụ thể, quả mướp khi sơ chế ra xơ thì sản phẩm có chiều dài trên 70 cm công ty sẽ thu mua 5.000 đồng. Từ 47-70 cm có giá 4.000 ngàn đồng, 37-47 cm giá 3.000 ngàn đồng, dưới 37 cm giá 2.000 đồng. Với diện tích 5.500m2 mỗi vụ bà con có thể thu về gần 60 triệu đồng.

Hơn nữa, cây mướp là cây dễ trồng, sâu bệnh ít hơn so với các loại khác. Cây sinh trưởng từ 7-9 tháng với trung bình 3 tháng/vụ thì người nông dân sẽ thu hoạch từ 3-4 vụ. Điều này mang lại nguồn kinh tế lớn cho bà con.

Về quy trình lấy xơ, anh Thắng cho biết, khi quả có màu vàng, cuốn bắt đầu đen, nâng quả thấy nhẹ và bóp quả thấy giòn thì người dân bắt đầu thu hoạch.

Về quy trình lấy xơ, anh Thắng cho biết, khi quả có màu vàng, cuốn bắt đầu đen, nâng quả thấy nhẹ và bóp quả thấy giòn thì người dân bắt đầu thu hoạch.

Bà con nông dân ngồi xâu lại mướp thành chùm để phơi khô.

Bà con nông dân ngồi xâu lại mướp thành chùm để phơi khô.

Sau đó, quả mướp sẽ được cho vào trong bì để dẫm bể vỏ rồi ngâm vào trong nước từ 2-3 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm, người dân sẽ rũ bỏ hạt và phơi khoảng 1 ngày.

Sau đó, quả mướp sẽ được cho vào trong bì để dẫm bể vỏ rồi ngâm vào trong nước từ 2-3 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm, người dân sẽ rũ bỏ hạt và phơi khoảng 1 ngày.

Quả mướp sau khi phơi khô 1 ngày sẽ được người dân gom lại để bán cho công ty thu mua.

Quả mướp sau khi phơi khô 1 ngày sẽ được người dân gom lại để bán cho công ty thu mua.

Xơ mướp sau khi thu mua sẽ sản xuất ra các sản phẩm gia dụng như: bông tắm, lót giày, dép… xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước ở châu Âu.

Xơ mướp sau khi thu mua sẽ sản xuất ra các sản phẩm gia dụng như: bông tắm, lót giày, dép… xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước ở châu Âu.

Vũ Đồng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ruot-cua-loai-qua-tuong-vut-di-lai-mang-nguon-thu-nhap-kha-cho-nong-dan-169240608144851598.htm