Sản xuất châu Á vẫn lao đao bất chấp việc Trung Quốc mở cửa trở lại

Hoạt động sản xuất của châu Á giảm vào tháng 1/2023 bất chấp việc Trung Quốc mở lại sau đại dịch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do những ảnh hưởng khó có thể bù đắp được từ sự chững lại của nền kinh tế Mỹ-Âu.

Ngay trong tháng 1/2023, hoạt động sản xuất trong khu vực tư nhân của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại bất chấp việc quốc gia này đã dỡ bỏ các kiểm soát dịch bệnh vào năm ngoái.

Một nhân viên tại nhà máy ở Kawasaki, phía nam Tokyo, Nhật Bản ngày 18/5/2020. Nguồn: Reuters

Một nhân viên tại nhà máy ở Kawasaki, phía nam Tokyo, Nhật Bản ngày 18/5/2020. Nguồn: Reuters

Bất chấp việc tốc độ giảm sản lượng dầu đang chậm lại ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thì liệu châu Á có thể vượt qua được những ảnh hưởng từ suy giảm nhu cầu toàn cầu và lạm phát cao kéo dài được hay không?

Ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo, cho biết: "Giai đoạn suy thoái kinh tế khó khăn nhất ở châu Á đã qua đi, nhưng triển vọng phát triển bị che lấp bởi tình trạng không mấy khả quan ở các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và châu Âu”.

"Khi mà mọi thứ đang dần khôi phục, các nước châu Á cần một động lực tăng trưởng mới. Tuy nhiên, cho đến nay các nước này vẫn chưa tìm thấy được bất kỳ động lực mới nào".

Tại Trung Quốc, chỉ số PMI tăng lên 49,2 trong tháng 1 từ mức 49,0 vào tháng trước. Tuy nhiên việc luôn duy trì dưới mốc 50 báo hiệu sự suy giảm liên tiếp trong vòng 6 tháng.

Tương tự, chỉ số PMI của Nhật Bản vẫn duy trì ở mức 48,9 trong tháng 1, không thay đổi so với tháng trước do sản xuất gặp nhiều khó khăn khi mà tổng cầu trên toàn cầu suy yếu.

Khảo sát cho thấy lạm phát giá đầu vào và đầu ra của quốc gia này thấp nhất trong 16 tháng.

Hoạt động sản xuất của Hàn Quốc cũng giảm trong tháng thứ bảy liên tiếp. Mặc dù chỉ số PMI trong tháng 1 của nước này cũng tăng lên 48,5 từ mức 48,2 của tháng trước đó.

Ông Usamah Bhatti, nhà kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc đang đối diện với nhiều thách thức”

Tuy nhiên, Ông nhấn mạnh các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn luôn lạc quan về việc nền kinh tế toàn cầu sẽ dần được cải thiện và kích cầu."

Theo PMI, hoạt động sản xuất của nhà máy ở Indonesia và Philippines trong tháng 1 đã dần cải thiện nhưng lại theo chiều ngược lại ở Malaysia và Đài Loan.

Vào hôm 31/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2023 do sự phục hồi đáng kinh ngạc của Mỹ và Châu Âu cũng như việc mở cửa trở lại của Trung Quốc.

Nhưng IMF cho biết tốc độ tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ giảm từ 3,4% vào năm 2022 xuống 2,9% vào năm 2023 và cảnh báo về đợt suy thoái toàn cầu tiếp theo.

Tùng Lâm

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/san-xuat-chau-a-van-lao-dao-bat-chap-viec-trung-quoc-mo-cua-tro-lai.html