Sản xuất và chế biến nông sản an toàn: Hướng đi của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi Hợp TiếnTin khácMời bạn đọc, cộng tác viên gửi bài, ảnh cho Báo Lạng Sơn số Tết Dương lịch và Xuân Nhâm Dần 2022Doanh nghiệp nhỏ và vừa vững vàng vượt qua đại
'Trên địa bàn thị trấn có HTX Nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi Hợp Tiến mặc dù mới đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng ổn định và hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên là hội viên hội nông dân. Để góp phần nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm của HTX, chúng tôi đã hỗ trợ, giúp đỡ HTX hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh đối với sản phẩm lạp sườn Khinh Sa trong năm 2021'.
Thành viên HTX Nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi Hợp Tiến sắp xếp bánh phở để đóng túi giao cho khách hàng
– Mặc dù mới đi vào hoạt động được hơn một năm nhưng Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi Hợp Tiến (thôn Vĩnh Thuận, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn) bước đầu thành công với hướng đi trong sản xuất và chế biến nông sản an toàn.
HTX Nông nghiệp dịch vụ và chăn nuôi Hợp Tiến được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2020 với 10 thành viên. Hợp tác xã chuyên sản xuất các loại bánh từ bột và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn để cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Trước đó, nắm bắt được nhu cầu của thị trường về thực phẩm an toàn, ông Phạm Bá Tình ở thôn Vĩnh Thuận vận động một số hộ dân đã có mô hình sản xuất cũng như kinh nghiệm về sản xuất bánh phở, bún, chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả để thành lập hợp tác xã.
Theo đó, khi tham gia HTX, các thành viên được chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất an toàn áp dụng vào chính mô hình của mình. Cùng đó, Ban Giám đốc Hợp tác xã hỗ trợ, kết nối để các thành viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Được biết, để sản xuất bánh phở và bún đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, HTX đã đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, khép kín, sử dụng năng lượng điện vào sản xuất. Cùng đó, HTX tuân thủ nghiêm các khâu của quy trình sản xuất, bởi vậy, qua kiểm định của các cơ quan chức năng, sản phẩm do HTX làm ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung bình mỗi tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ hơn 20 tấn bánh phở và bún, tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài huyện.
Đối với mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn của HTX, hộ thành viên nuôi ít cũng 25 con/lứa, hộ nuôi nhiều lên đến 100 con/lứa. Trong quá trình chăn nuôi, HTX thường xuyên tuyên truyền các thành viên chủ động tiêm vắc – xin phòng bệnh theo quy định; vệ sinh chuồng trại hằng ngày và phun tiêu độc khử trùng định kỳ. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã hỗ trợ các thành viên tham gia tập huấn về chăm sóc lợn được 2 lớp do phòng chuyên môn huyện tổ chức, từ đó, các thành viên áp dụng vào chăn nuôi, đưa sản phẩm an toàn ra thị trường.
Ngoài ra, từ nguồn thịt lợn an toàn trong chăn nuôi, HTX đã sản xuất món lạp sườn Khinh Sa. Đây là món ăn đặc sản của người Tày huyện Bắc Sơn, món ăn được kết hợp giữa gừng núi đá (Khinh Sa) cùng nguồn thịt lợn tươi tạo ra hương thơm đặc trưng và giữ được màu sắc tươi nguyên của thịt. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tiêu thụ hơn 1 tấn lạp sườn Khinh Sa, với giá bán từ 180.000 đến 250.000 đồng/kg. Ngoài ra, HTX còn trồng xen và chăm sóc được hơn 3 ha cây hoa hòe, ổi, quýt và bưởi theo hướng hữu cơ.
Bà Nguyễn Thị Thanh, thành viên HTX cho biết: Khi tham gia vào HTX, tôi được học hỏi kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn, cho nguồn thịt đảm bảo chất lượng. Từ khi tham gia vào HTX đến nay, tôi đã bán được 2 lứa lợn thương phẩm (mỗi lứa 25 con), đem lại thu nhập trên 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Nhờ chú trọng nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất, các sản phẩm của HTX sản xuất đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, các thành viên trong HTX đảm bảo có việc làm và đầu ra sản phẩm ổn định. Tính trung bình mỗi thành viên trong HTX mỗi tháng đạt thu nhập hơn 10 triệu đồng. Không chỉ vậy, HTX còn giải quyết việc làm cho trên 10 lao động địa phương với mức thu nhập 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Phạm Bá Tình, Giám đốc HTX cho biết: Mục tiêu của HTX là sản xuất nông nghiệp an toàn, bởi vậy, những kết quả bước đầu sẽ là tiền để HTX phát triển. Thời gian tới, HTX tập trung đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản an toàn, tiếp tục hỗ trợ các thành viên tiếp cận với các nguồn vốn để xây dựng mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao.