Sau khi nghỉ hưu, có 5 điều đại kỵ cha mẹ không nên làm dù yêu thương con cái đến đâu
Sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái dù sâu như biển cũng phải biết kiềm chế khi chúng đã có gia đình riêng.
1. Tiếp tục bao bọc con
Với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên đóng vai trò là người hướng dẫn trên con đường phát triển của con cái mình chứ không phải là người thay thế trong suốt quá trình.
Con càng lớn, chúng ta càng phải học cách buông tay để con đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống.
Có nhà văn đã từng miêu tả về mối quan hệ này một cách trìu mến: "Cái gọi là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ có nghĩa là cha mẹ có lúc phải nhìn bóng lưng con khuất dần trong cuộc đời này. Bạn đứng ở cuối con đường, nhìn con dần biến mất tại khúc cua và tự nhủ: Không cần phải đuổi theo con nữa".
Ngoài đời, nhiều bậc cha mẹ hỗ trợ con trong cuộc sống hàng ngày khi con còn nhỏ, rồi giúp con gánh chịu áp lực cuộc sống khi con trưởng thành.
Ví dụ, gần đây có một bản tin nói rằng Kuang Zhengxuan, một người đàn ông 29 tuổi, đã quen sống dựa vào cha mẹ, không những không đi làm mà còn xin hỗ trợ suốt đời.
Cha cậu, một người công nhân làm việc chăm chỉ ở công trường, cuối cùng đã chọn cách đuổi con trai ra khỏi nhà khi phải đối mặt với những yêu cầu vô lý của con.
Đằng sau kết cục đau lòng này chính là sự nuông chiều, bao bọc vô lối của người mẹ với con khi còn rất nhỏ.
Chúng ta cần hiểu rằng sự quan tâm là để nuôi dưỡng tình cảm gia đình nhưng việc can thiệp quá mức có thể trở thành trở ngại cho sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt khi trẻ bắt đầu sự nghiệp và cuộc sống gia đình, chúng ta nên cho con không gian để tự do sải cánh.
Ở tuổi quá năm mươi, chúng ta nên suy ngẫm xem làm thế nào để thể hiện tốt hơn vai trò làm cha mẹ và làm thế nào để tìm ra sự cân bằng giữa quan tâm và buông bỏ, đây là trí tuệ của cuộc sống và sự hiểu biết sâu sắc.
Chúng ta hãy tay trong tay cùng con bước đi trong những năm còn lại nhưng cũng hãy giữ khoảng cách thích hợp để mỗi người có thể tự do trên con đường của riêng mình.
![Với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên đóng vai trò là người hướng dẫn trên con đường phát triển của con cái mình chứ không phải là người thay thế trong suốt quá trình. Ảnh minh họa](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_91_51469588/d8d43260032eea70b33f.jpg)
Với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên đóng vai trò là người hướng dẫn trên con đường phát triển của con cái mình chứ không phải là người thay thế trong suốt quá trình. Ảnh minh họa
2. Phụ giúp con cái việc nhà
Khi con cái thành gia lập nghiệp, họ bận rộn đi làm và chăm sóc gia đình riêng. Do vậy, họ thường nhờ đến cha mẹ quán xuyến thêm việc nhà hay trông nom các cháu, thay vì thuê dịch vụ.
Lúc này, bậc phụ huynh ở tuổi ngũ tuần, lục tuần… một lần nữa trở thành "cha mẹ bỉm sữa".
Ông bà kiêm luôn vai cha mẹ, bận rộn với những công việc như nấu cơm cho gia đình, giáo dục và đưa đón cháu đi học…
Việc để ông bà kiêm vai cha mẹ có thể tạo sự thuận tiện cho người lớn, nhưng lại là sự thiệt thòi của trẻ em.
Bởi cha mẹ không trực tiếp giáo dục sẽ ít có mối liên kết với con cái, họ cũng không thấu được nỗi vất vả khi chăm con mà ông bà đã trải qua.
Khi con cái lớn lập gia đình, đó là một gia đình mới. Cha mẹ đến nhà con cái cũng như đi thăm họ hàng, không nên "tham công tiếc việc" mà giúp con cái đủ điều.
Con cái hiếu thảo, thực sự quan tâm sẽ để cha mẹ được nghỉ ngơi, thay vì làm việc quần quật.
3. Không biến mình thành người vô gia cư chỉ để giúp đỡ con cái
Bà Triệu (Nam Ninh, Trung Quốc) là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Ở tuổi 65, đáng nhẽ ra bà sẽ được sống dưới mái nhà của mình quây quần bên con nhau. Nhưng người phụ nữ này lại không có được may mắn như vậy.
Vì không muốn con trai thua thiệt so với bạn bè cùng trang lứa, bà quyết định bán đi căn nhà duy nhất của mình để dồn tiền cho gia đình con trai mua nhà.
Bà xác định sẽ sống cùng các con trong quãng đời còn lại. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Sự khác biệt về thế hệ dẫn đến thói quen sinh hoạt, quan điểm sống của bà khó đồng điệu với các con.
Không thể hòa hợp, sau một năm chung sống, bà Triệu quyết định dọn ra ngoài.
Cho đến lúc này bà mới hối hận về quyết định bán nhà của mình. Không còn nhà, bà Triệu buộc phải thuê một phòng kho ở khu chung để ở tạm.
Không có lương hưu, bà xin vào đội lao công của tòa nhà để làm việc.
Mỗi khi ai hỏi tại sao ở tuổi này vẫn còn phải vất vả như vậy, bà Triệu thường gạt đi và chỉ nhắn duy nhất một điều: "Chỉ sống dưới mái nhà của mình bạn mới cảm thấy thoải mái. Đừng biến mình thành người vô gia cư để dồn tiền mua nhà cho con cái".
![Việc để ông bà kiêm vai cha mẹ có thể tạo sự thuận tiện cho người lớn, nhưng lại là sự thiệt thòi của trẻ em. Ảnh minh họa](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_91_51469588/4c33b88789c9609739d8.jpg)
Việc để ông bà kiêm vai cha mẹ có thể tạo sự thuận tiện cho người lớn, nhưng lại là sự thiệt thòi của trẻ em. Ảnh minh họa
4. Can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con cái
Có một quan điểm rất sâu sắc: "Khoảng cách tốt nhất giữa cha mẹ và con cái là duy trì khoảng cách bằng một bát canh".
Làm một bát canh gửi cho con cái, nhiệt độ canh vừa phải, khiến ai cũng cảm thấy ấm áp trong lòng...
Quá gần sẽ quá nóng, quá xa sẽ quá lạnh, chỉ có khoảng cách phù hợp mới có thể khiến người ta cảm thấy thoải mái.
Nguyên tắc này cũng nên được tuân theo giữa các thành viên trong gia đình.
Không can thiệp vào sự lựa chọn của trẻ là tôn trọng trẻ; không can thiệp vào công việc gia đình của trẻ là bảo vệ gia đình; không làm xáo trộn khoảng cách là duy trì tình cảm.
Những bậc cha mẹ thực sự thông minh biết cách tập trung vào cuộc sống của chính mình và sống một cuộc sống tốt đẹp trong những năm cuối đời.
Khi còn khỏe mạnh, hãy hẹn bạn cũ đi du lịch, đến một nơi xa và nhìn thấy thế giới rộng lớn, đừng giới hạn trong những vấn đề tầm thường của cuộc sống.
Khi mặt trời đang chiếu sáng, hãy khám phá một sở thích mới, vận động cơ thể, trồng cây và tận hưởng vẻ đẹp của khoảnh khắc này.
Trạng thái tốt nhất của một gia đình là: Cha mẹ có thế giới, con cái hạnh phúc, quan tâm lẫn nhau, không can thiệp lẫn nhau, thường xuyên ghé thăm nhau và yêu thương nhau.
5. Giúp con cái gánh hết nợ
Các chuyên gia cho rằng cha mẹ cần phân biệt rạch ròi giữa sự giúp đỡ và gánh vác cho con cái.
Khi con cái phát triển sự nghiệp, cha mẹ nên thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ. Nhưng khi con làm ăn thua lỗ hay gặp vấn đề tài chính, cha mẹ không nên đứng ra gánh vác vấn đề này.
Muốn giúp con vượt qua bế tắc lâu dài, điều cha mẹ nên làm là đưa cho con "cần câu" và hướng dẫn cách sử dụng chiếc cần câu, làm sao để thu về nhiều cá, thay vì tặng cá cho con.
Cha mẹ nên động viên để con vượt qua khó khăn, thay vì đứng ra nhận mọi nợ nần về mình.
Một số bậc phụ huynh lớn tuổi vì quá thương con mà dùng hết tài sản, tiền tích lũy được từ thời đi làm mà trả nợ cho con.
Con cái nên hiểu rằng những tài sản đó là chỗ dựa tinh thần tuổi xế chiều của cha mẹ, mất đi rồi cha mẹ về già sẽ không xoay xở được.
Việc gánh vác nợ nần có thể khiến con mặc nhiên đó là trách nhiệm của cha mẹ. Từ đó, hình thành thái độ ỷ lại, trông chờ vào cha mẹ mỗi khi con cái nợ nần.