Siết kỷ cương tiết kiệm từ ngân sách tới từng hộ gia đình

Dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí mở rộng phạm vi điều chỉnh, siết chặt quản lý từ tài chính công, tài nguyên quốc gia đến chi tiêu từng hộ dân.

Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng dự thảo luật nhằm xây dựng khung khổ pháp lý về tiết kiệm, chống lãng phí rõ ràng, hiệu quả, đảm bảo các tồ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của đât nước nhận thức rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của công tác tiết kiệm, chống lãng phí, thực sự tham gia có trách nhiệm vào công tác này. Từ đó, phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Không chỉ kiểm soát ngân sách, vốn đầu tư công, dự thảo luật mới còn đưa tiêu dùng hộ gia đình vào diện tiết kiệm, chống lãng phí chặt chẽ. Ảnh minh họa

Không chỉ kiểm soát ngân sách, vốn đầu tư công, dự thảo luật mới còn đưa tiêu dùng hộ gia đình vào diện tiết kiệm, chống lãng phí chặt chẽ. Ảnh minh họa

Dự thảo luật đề xuất quy định về tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, vốn nhà nước, vốn đầu tư công, tài sản công, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, năng lượng; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nội dung tiết kiệm, chống lãng phí đối với lĩnh vực năng lượng không được quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thực hiện theo quy định tại luật này.

Về đối tượng áp dụng, Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở phạm vi điều chỉnh của luật bao quát các lĩnh vực nêu trên, đối tượng áp dụng của dự thảo luật cũng được rà soát, chỉnh lý, đảm bảo việc tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trong toàn xã hội bao gồm cà các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng được giao trực tiếp quản lý, sử dụng các nguồn lực của nhà nước) và hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp (đối tượng được nhà nước cho phép quản lý, sử dụng một số nguồn lực của nền kinh tế như đất đai, tài nguyên và trực tiếp sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng).

Theo đó, đối tượng áp dụng của dự thảo luật bao gồm: Cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác tiết kiệm, chống lãng phí.

Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ 10 nguyên tắc tiết kiệm, chống lãng phí như: Tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, thanh tra, giám sát. Tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện ngay từ khâu xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thanh Bình

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/siet-ky-cuong-tiet-kiem-tu-ngan-sach-toi-tung-ho-gia-dinh-410949.html