Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh

Trước những nguy cơ về dịch bệnh ngày càng tăng cao, việc số hóa hướng tới mô hình bệnh viện thông minh trở thành yếu tố sống còn để nâng cao năng lực khám chữa bệnh.

Câu chuyện thành công từ trung tâm chăm sóc sức khỏe tại Mỹ

Khu phức hợp chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội Daughters of Mary of the Immaculate Conception tại bang Connecticut (Mỹ), nơi có tới 5 tòa nhà lớn cung cấp các dịch vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe, từng gánh khoản chi phí năng lượng cực lớn.

Bà Karen Kulak, Giám đốc Vận hành Daughters of Mary chia sẻ, bên trong các tòa nhà có những bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt, do đó, cần phải đảm bảo nguồn điện liên tục và ổn định để các thiết bị kỹ thuật cao hoạt động chính xác. Điều này tiêu tốn một khoản chi phí lớn và đòi hỏi các cơ sở phải giảm chi phí năng lượng và sử dụng các hệ thống năng lượng đáng tin cậy hơn. Đó cũng là lúc Daughters of Mary và Schneider Electric hợp tác.

Schneider Electric đã đồng hành cùng cơ sở này kể từ năm 2020. Để giải quyết bài toán năng lượng bền vững và tiết kiệm chi phí cho họ, Schneider Electric đã hợp tác với tổ chức Citizens Energy Corporation để ứng dụng giải pháp lưới điện siêu nhỏ (Microgrid) tiên tiến, lần đầu tiên được triển khai tại bang Connecticut. Đây là lưới điện thông minh có thể kết nối với lưới điện chung của thành phố hoặc ở chế độ độc lập.

Số hóa là chìa khóa để thúc đẩy các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả và bền vững hơn

Số hóa là chìa khóa để thúc đẩy các cơ sở y tế hoạt động hiệu quả và bền vững hơn

“Trái tim” của hệ thống lưới điện siêu nhỏ này là Trung tâm Điều khiển Năng lượng Schneider Electric, được trang bị thiết bị đóng ngắt thông minh và các đồng hồ đo năng lượng PowerLogic. Dựa trên nền tảng kiến trúc Internet Vạn Vật (IoT) mang tên EcoStruxure do Schneider Electric phát triển, đơn vị vận hành bệnh viện có thể giám sát và dự đoán nhu cầu năng lượng và tự động điều phối việc sử dụng năng lượng ở các nguồn khác nhau sao cho tối ưu về chi phí và an toàn khi vận hành. Ví dụ, vào giờ cao điểm, giá điện trên lưới cao, hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Vào giờ thấp điểm, hệ thống sẽ cho lấy điện từ lưới điện thành phố để sạc hệ thống pin lưu trữ năng lượng.

Công nghệ chủ chốt được sử dụng để điều khiển hệ thống quản lý năng lượng thông minh này là EcoStruxure Microgrid Operation và EcoStruxure Microgrid Advisor. Hệ thống còn có thể tự động điều chỉnh công suất của điều hòa nhiệt độ, thông gió, sưởi ấm... dựa theo nhu cầu sử dụng, số người hiện diện, nhiệt độ ngoài trời và các yếu tố liên quan khác.

Hiệu quả được chứng minh ngay trên hóa đơn điện nước của Daughters of Mary. Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, cơ sở y tế này đã tiết kiệm được 18% chi phí năng lượng so với năm trước đó. Hiện tại, Daughters of Mary có thể hoạt động 100% bằng năng lượng tái tạo ngay cả khi nguồn cung cấp từ lưới điện thành phố bị gián đoạn. Giải pháp này còn tạo ra thêm gần 500.000 kWh năng lượng mặt trời mỗi năm, tương đương lượng điện đủ cung cấp cho 45 hộ gia đình ở Mỹ trong 1 năm, đồng thời giúp giảm 1.300 tấn CO2/năm.

Mô hình “Bệnh viện của tương lai”

Daughters of Mary là một ví dụ rõ nét cho mô hình “bệnh viện của tương lai” mà nhiều bệnh viện lớn trên thế giới đang hướng đến, với trụ cột là ứng dụng các giải pháp số hóa cho cơ sở chăm sóc.

Trong tầm nhìn của Schneider Electric, một “bệnh viện của tương lai” không chỉ đơn giản là “có công nghệ”, mà phải tạo thành một hệ sinh thái thông minh, linh hoạt và đa kết nối, hướng đến 4 mục tiêu cốt lõi: khả năng phục hồi khi gặp sự cố, hiệu quả, lấy bệnh nhân làm trung tâm và phát triển bền vững.

“Bệnh viện của tương lai” tập trung vào các mục tiêu: Hiệu quả, giảm chi phí và khả năng phục hồi khi gặp sự cố.

“Bệnh viện của tương lai” tập trung vào các mục tiêu: Hiệu quả, giảm chi phí và khả năng phục hồi khi gặp sự cố.

Khả năng phục hồi có nghĩa là hệ thống vận hành hoạt động liên tục, không gián đoạn, dù trong điều kiện bất lợi như mất điện hay sự cố kỹ thuật.

Trong khi đó, tính hiệu quả được thể hiện qua việc tối ưu hóa các quy trình, phản ứng chủ động trong mọi tình huống bằng cách ứng dụng công nghệ hợp lý.

Lấy bệnh nhân làm trung tâm: Trải nghiệm của bệnh nhân cũng cần được cải thiện, trong bối cảnh kỳ vọng của họ ngày càng cao. Công nghệ hiện nay cho phép bệnh nhân tự điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ trong phòng bệnh, các quy trình chăm sóc khác cũng được cá nhân hóa.

Về tính bền vững, việc giảm phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo không những giúp các bệnh viện giảm chi phí quản lý và bảo trì, mà còn nâng cao khả năng phân tích dữ liệu, xác định các vấn đề nhanh hơn và can thiệp khi xảy ra sự cố.

EcoStruxure - Nền tảng đắc lực của Schneider Electric

Để xây dựng các “bệnh viện của tương lai”, Schneider Electric dựa vào EcoStruxure - nền tảng kiến trúc IoT gồm 3 lớp: các thiết bị kết nối; quản lý biên (giải pháp xử lý dữ liệu tại chỗ); và ứng dụng, phân tích và dịch vụ. Đây chính là hạ tầng cốt lõi giúp kết nối, giám sát và tối ưu toàn bộ các hệ thống trong bệnh viện.

Một giải pháp cụ thể thuộc nền tảng EcoStruxure là EcoStruxure Microgrid Operation – hệ thống quản lý năng lượng cho lưới điện siêu nhỏ mà cụm y tế Daughters of Mary đã áp dụng. Giải pháp này giúp cơ sở y tế duy trì hoạt động ngay cả khi lưới điện chính gặp sự cố, bằng cách chuyển sang chế độ độc lập (island mode). Điều này vô cùng quan trọng đối với các bệnh viện, bởi chỉ một phút gián đoạn có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, EcoStruxure Microgrid Operation giúp quản lý vận hành và điều phối các nguồn điện (điện lưới, pin, năng lượng tái tạo…), đồng thời cung cấp khả năng giám sát và điều khiển để tối ưu việc sử dụng điện theo thời gian thực.

EcoStruxure Microgrid Advisor là quản lý năng lượng, tích hợp với thông tin dự báo thời tiết và các khung giá điện, bằng thuật toán AI phân tích và đưa ra các kịch bản vận hành nhằm tối ưu hóa chi phí năng lượng và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ. Một số ứng dụng của EcoStruxure Microgrid Advisor có thể kể đến là: đưa ra khuyến nghị giúp giảm chi phí năng lượng và tối ưu hiệu suất, sử dụng các mô hình học máy để dự báo tải tiêu thụ, sản lượng năng lượng tái tạo, biến động giá điện…

Từ xu hướng toàn cầu, các bệnh viện ở Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ. Các bệnh viện rất cần được đầu tư hệ thống quản lý năng lượng thông minh nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế giờ đây không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc.

Schneider Electric đang tích cực hỗ trợ các bệnh viện số hóa để tối ưu năng lượng và cải thiện vận hành. Không chỉ cung cấp nền tảng kỹ thuật, Schneider Electric còn đồng hành với các cơ sở y tế trong quá trình chuyển giao kỹ thuật và tư vấn chiến lược số hóa phù hợp với thực tế tại từng cơ sở y tế. Mục tiêu cuối cùng là các bệnh viện hoạt động ngày càng hiệu quả và từng người bệnh được chăm sóc tốt hơn mỗi ngày.

PV

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/so-hoa---tru-cot-xay-dung-mo-hinh-benh-vien-thong-minh-d319550.html