'Cánh tay nối dài' của chính quyền cơ sở

Nhiều năm nay, ông Giàng Chù Di, người uy tín ở bản Mường Tỉnh B, xã Xa Dung (huyện Ðiện Biên Ðông) luôn tích cực tham gia hòa giải nhiều vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn tại địa phương, góp phần hạn chế tình trạng đơn khiếu nại vượt cấp. Không chỉ vậy, ông Di còn phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Phát huy sức mạnh toàn dân trong làm nhà đại đoàn kết

Thực hiện Ðề án Vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), cùng với việc tích cực huy động nguồn lực ủng hộ chương trình, thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân chung tay góp sức xóa nhà tạm cho hộ nghèo.

Gần dân, trọng dân, tin dân để được Nhân dân yêu quý, ủng hộ

6 điều Bác Hồ dạy là di sản tinh thần vô giá, cẩm nang, chuẩn mực đạo đức, tư cách, mục tiêu rèn luyện, phấn đấu, công tác của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung, Công an tỉnh Ðiện Biên nói riêng. Ðối với Công an tỉnh Ðiện Biên, bài học kinh nghiệm quý giá, lớn lao nhất, là hệ quả tất yếu mang lại những giá trị to lớn này chính là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, học tập và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân trên cơ sở bài học về 'Lấy dân làm gốc' qua lời dạy 'Ðối với Nhân dân phải kính trọng, lễ phép'.

Phát huy trách nhiệm phục vụ Nhân dân

Tuy là xã vùng cao của huyện 30a, song thời gian qua, Ðảng ủy, UBND xã Mường Luân (huyện Ðiện Biên Ðông) luôn chú trọng thực hiện đối thoại giữa người đứng đầu với Nhân dân. Trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của người dân về chính sách, những vấn đề còn bất cập, nảy sinh ở cơ sở... giúp người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân.

Ðiện Biên Ðông đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng

Thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDÐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Ðiện Biên Ðông đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Ban Chỉ đạo cấp huyện, chính quyền các xã, thị trấn tập trung lực lượng, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, nhất là đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Hướng về Tết Ðộc lập

Ngày Quốc khánh 2/9 vẫn luôn được nhân dân cả nước nói chung, đồng bào các dân tộc Ðiện Biên nói riêng gọi với cái tên thân thương là Tết Ðộc lập. Ngày này hàng năm, người dân từ nhiều xã, huyện vùng cao về TP. Ðiện Biên Phủ hoặc trung tâm huyện vui chơi, trẩy hội. Khắp các bản làng của người Thái, người Mông, người Khơ Mú hay Hà Nhì... rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống, tưng bừng hát múa, chơi các trò dân gian...

Bài 3: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu

Thực hiện nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh và Chương trình 'Bừng sáng Ðiện Biên' hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, nhiều huyện đã đưa chỉ tiêu xóa bản 'trắng' điện lưới vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các sở, ngành, đơn vị liên quan cũng không ngừng nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực; trong đó chú trọng vùng đặc biệt khó khăn, trọng yếu về quốc phòng an ninh. Mỗi dự án đóng điện thành công và đưa vào sử dụng đã góp phần tiến gần hơn mục tiêu xóa hoàn toàn bản 'trắng' điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Bài 2: Linh hoạt giải pháp đưa điện lưới lên vùng cao

Ðể từng bước xóa bản 'trắng' điện lưới, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế. Từ ban hành nghị quyết chuyên đề; đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ hiệu quả các nguồn lực; vận động Nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng, chung tay đưa điện về bản.

Học để làm gì

Cuối tháng 8, học sinh đầu cấp Trường THPT Mường Nhà (huyện Ðiện Biên) đến trường tập trung, nhập học, chọn tổ hợp môn, đăng ký ở nội trú. Trong rất đông phụ huynh và học sinh có mặt tại trường, nhiều người đi ủng, bùn đất lấm lem từ vai xuống chân. Dừng xe tại cổng trường, những khuôn mặt có phần mệt nhọc, nhưng khi làm các thủ tục lại sáng lên niềm vui và kỳ vọng.

Nông dân Pu Nhi mong mỏi triển khai trồng mắc ca

Dự án trồng mắc ca là chủ trương lớn của tỉnh, cấp ủy chính quyền các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân ủng hộ, tham gia dự án. Tuy nhiên, tại xã Pu Nhi (huyện Ðiện Biên Ðông), dù người dân đã rất sẵn sàng, tích cực chuẩn bị đất, nhân lực để trồng mắc ca nhưng vì nhiều nguyên nhân, giống cây lâm nghiệp đa chức năng này vẫn chưa được triển khai đồng bộ trên địa bàn, trong khi niên vụ trồng mắc ca 2023 sắp hết.

Phấn đấu hoàn thành Dự án ÐT.143 trước hạn

Dự án cải tạo, nâng cấp ÐT.143 Noong Bua - Pú Nhi - Na Son (đoạn Nà Nghè - Pú Nhi - Noong U - Na Son) được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại quyết định 774/QÐ-UBND ngày 24/5/2021. Dự án có tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện 2021 - 2024. Mặc dù còn nhiều vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, song chủ đầu tư, đơn vị thi công tích cực phối hợp chính quyền địa phương phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2023 (trước một năm so với kế hoạch), chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ.

Phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn Ðiện Biên Ðông

Hoạt động tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông vẫn có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự. Nhất là ở một số bản dù không phải là điểm nóng, nhưng có nhiều người nghiện ma túy như: Xa Dung B; Na Cảnh; Pu Nhi; Nậm Ngám C; Tà Té A, B… Trước tình hình đó, Công an huyện đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nắm tình hình, kịp thời phân tích, đánh giá phương thức, thủ đoạn hoạt động… nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy.

Hỗ trợ 'cần câu' giúp người nghèo vươn lên

Là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, tỉnh Ðiện Biên xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua với thông điệp 'Trao cần câu hơn trao con cá', thay vì phương thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân bằng các phần quà, tiền mặt, các chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo đã chuyển dần sang phương thức hỗ trợ xây dựng, triển khai các mô hình sinh kế, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ðồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hướng dẫn người dân cách thức nuôi trồng hiệu quả, khơi dậy cho người dân ý chí vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Phát huy hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Những năm qua, các huyện đã triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Nhiều dự án đã cho hiệu quả kinh tế cao và mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó, thu hút được nhiều hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia; tạo điều kiện cho người nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.

Khó cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Ðây là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi hết hạn khai thác mỏ khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay việc cải tạo, phục hồi môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản đã đóng cửa mỏ vẫn chưa được các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, thực hiện.

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Ðối với tuổi trẻ Ðiện Biên phong trào tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM là một trong những nội dung trọng tâm trong triển khai chương trình công tác Ðoàn và phong trào thanh, thiếu nhi hằng năm và là nội dung chính gắn với các đợt hoạt động cao điểm của thanh niên, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè.

Giúp đồng bào vùng cao biên giới Tây Bắc xóa nhà tạm

Nhiều hộ dân tại các bản, xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới của ba tỉnh: Hòa Bình, Sơn La và Ðiện Biên vẫn phải ở trong những căn nhà dột nát. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động hiệu quả các nguồn lực để từng bước triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

Phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc' ở Ðiện Biên Ðông

Những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông được đánh giá là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự (ANTT) với nhiều hoạt động phức tạp như: Tuyên truyền đạo trái phép; mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy; trộm cắp tài sản và các tệ nạn xã hội. Trước thực trạng này, Công an huyện Ðiện Biên Ðông đã tập trung đẩy mạnh thực hiện phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)' nhằm đảm bảo ANTT, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ra khỏi địa bàn.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận

Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Những năm qua, các cấp ủy Ðảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Không để thiếu hàng hóa tại khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ

Ðảm bảo hàng hóa thiết yếu, đặc biệt tại địa bàn vùng cao, vùng trọng điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ. Tỉnh ta đã khảo sát, xây dựng phương án dự trữ, cung ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng của từng vùng, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn hàng, sốt giá.

Siết chặt hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản

Ðiện Biên có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đặc biệt là vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường. Những năm qua, thực hiện Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và sử dụng khoáng sản, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là triển khai các chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Hoàn thiện thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần người dân

Mỗi ngôi nhà văn hóa thôn, bản được hoàn thành là niềm vui chung của cả cộng đồng. Từ đây, người dân có nơi hội họp, sinh hoạt đoàn thể; trẻ em có chỗ vui chơi; đội văn nghệ có không gian tập luyện... Những thiết chế văn hóa ở cơ sở dần hoàn thiện, đời sống tinh thần người dân ngày càng được nâng lên.

Ðiện Biên Ðông nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Ðiện Biên Ðông đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng được đầu tư; kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đảm bảo; thu nhập của người dân được nâng cao, tỉ lệ hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.

Mở tầm nhìn phát triển bền vững

Ðóng vai trò như một công cụ quản lý và định hướng, quy hoạch luôn đi trước để dẫn dắt quá trình phát triển. Ðặc biệt, quy hoạch tốt sẽ là nền tảng cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc hoàn thiện và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ðiện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là cơ sở, điều kiện đánh thức tiềm năng, lợi thế, mở ra tầm nhìn mới trong tiến trình phát triển của tỉnh.

Ðảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hướng tới đạt độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH tỉnh đã có nhiều giải pháp vận động, tuyên truyền người dân về chính sách BHYT. Cùng với đẩy mạnh truyền thông, cơ quan bảo hiểm và y tế đã tăng cường phối hợp chặt chẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT.

Ðiện Biên Ðông bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế

Trong bản thống kê 6 dân tộc sinh sống ở huyện Ðiện Biên Ðông, có tới 5 cộng đồng dân tộc thiểu số với những đặc trưng về phong tục, tập quán, văn hóa. Ðây là thế mạnh đặc thù mà cấp ủy, chính quyền huyện Ðiện Biên Ðông quan tâm đầu tư, bảo tồn để trở thành động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả

Những năm qua, một số huyện đã xác định cây ăn quả là cây trồng chủ lực, từ đó tập trung phát triển thành các vùng sản xuất chuyên canh, bền vững. Ðến nay nhiều diện tích đã cho thu hoạch, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Ðẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy (PCMT) được các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai với nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội trong công tác đấu tranh, phòng ngừa ma túy.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại, gia trại

Tỉnh Ðiện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Những năm gần đây, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi; người dân từng bước thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất, mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại, gia trại. Nhờ đó, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có thay đổi tích cực, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Từ ngày 2 - 5/8, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra những trận mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại nhiều nhà cửa, diện tích sản xuất nông nghiệp, sạt lở đất đá làm ách tắc giao thông. Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông, hỗ trợ người dân sớm ổn định sản xuất.

Công an Mường Chà trấn áp, triệt phá tội phạm ma túy

Hoạt động trên địa bàn rộng, tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, song bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Mường Chà thường xuyên bám nắm địa bàn, mưu trí, anh dũng, chủ trì, phối hợp phá thành công nhiều chuyên án ma túy phức tạp, bắt giữ nhiều đối tượng, góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Sôi động các lớp năng khiếu hè

Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mùa hè năm nay, Nhà Thiếu nhi tỉnh trở lại với những hoạt động hè sôi nổi. Nhằm phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí và phát triển năng khiếu cho học sinh, Nhà Thiếu nhi tỉnh đã duy trì và khai giảng nhiều lớp năng khiếu để các em có thể vừa học, vừa chơi và có một mùa hè đúng nghĩa.

Ðầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh

Với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhờ đó, chất lượng khám chữa bệnh ngày được nâng cao, người dân được tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, nhiều kỹ thuật đã được giải quyết tại tỉnh, hạn chế tình trạng người bệnh phải chuyển tuyến trên…

Quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp

Sau nhiều năm thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Ðiện Biên đã và đang hình thành những vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi. Việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung không những giúp phân bố lao động hợp lý, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn mà còn góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan hành chính nhà nước

Ðể nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Ðiện Biên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp một cách quyết liệt, bài bản. Trọng tâm là cải cách hành chính (CCHC), tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

'Xóa' thôn, bản chưa có chi bộ

Hiện nay, một số địa phương trong tỉnh vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có chi bộ. Ðiều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra các giải pháp để không còn thôn, bản chưa có chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép.

Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, giai đoạn 2017 - 2022, Ủy ban MTTQ huyện Ðiện Biên Ðông tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nghị quyết liên tịch, tổ chức hơn 450 buổi tuyên truyền, với trên 30.000 lượt người tham dự. Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát hơn 60 cuộc; kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

Chủ động kiểm soát, xử lý nợ xấu

Do tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nên nợ xấu các năm 'hậu Covid-19' có xu hướng tăng so với trước năm 2020. Ðể kiểm soát, hạn chế tình trạng nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ðiện Biên đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ những giải pháp xử lý, hạn chế nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các ngân hàng tăng sức 'đề kháng', vượt qua khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước là rào cản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, chủ động sản xuất, đồng thời triển khai hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo.

Cải cách thủ tục hành chính tạo đột phá phát triển

Ðẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc, khâu trung gian; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn; việc công bố, công khai các TTHC được các cấp, ngành, đơn vị thực hiện tạo thuận tiện trong tiếp cận… Ðó là cảm nhận của nhiều người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi đến giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính Nhà nước thời gian qua.

Cựu chiến binh Ðiện Biên Ðông chung tay xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức hội, đoàn thể có vai trò quan trọng, trong đó có sự tham gia đóng góp của cựu chiến binh (CCB), nhất là tổ chức Hội CCB ở cơ sở. Hội CCB huyện Ðiện Biên Ðông là một đơn vị tiêu biểu như thế.

Giúp người dân, doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn

Thời gian qua, tỉnh Ðiện Biên đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đơn giản hóa nhiều thủ tục, thúc đẩy giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, thu hút đầu tư.

Ðiện Biên Ðông tập trung làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), cùng với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, huyện Ðiện Biên Ðông đã khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết (ÐÐK) cho hộ nghèo trên địa bàn. Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã tập trung huy động nguồn lực tại chỗ hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt đối với các hộ nghèo neo đơn, yếu thế. Ðồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc tổ chức triển khai làm nhà ÐÐK trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu, chất lượng, tiến độ.

Vẹn tình đồng đội

Chiến tranh dù đã lùi xa nhưng vẫn còn đó nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp nổi, không thể diễn tả bằng lời. Trong tâm khảm những cựu chiến binh (CCB), chưa bao giờ quên đi nghĩa tình đồng đội. Bằng sự chân thành và tiếng gọi từ trái tim, bao năm qua, hội CCB các cấp trong tỉnh luôn quan tâm, chăm sóc, tiếp sức cho đồng đội có cuộc sống ổn định...

Nhiều đơn vị cấp huyện thu ngân sách đạt cao

Năm 2023, tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Ðiện Biên nói riêng vẫn gặp những khó khăn hậu Covid-19; biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, đến nay công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách của tỉnh.

Ðể giải ngân vốn đầu tư công đạt mục tiêu

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công. Song, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm chưa đạt kỳ vọng đề ra. Do đó, những tháng cuối năm, các sở ngành, địa phương cần triển khai hiệu quả hơn nữa các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Kiểm soát an toàn thực phẩm với nước uống đóng chai

Hiện nay việc sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong mùa hè, mặt hàng này càng được tiêu thụ mạnh. Ðể bảo đảm an toàn, phòng tránh ngộ độc cho người sử dụng, mới đây Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tổ chức thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP), cụ thể với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đóng chai, đóng bình.

Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm

Những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp với nhiều ổ dịch, thậm chí còn có trường hợp tử vong. Trước tình hình đó, ngành Y tế từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực vào cuộc ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm lây lan trên diện rộng…

Hoạt động nhân đạo góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, thời gian qua Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, là 'cầu nối' trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại địa phương. Qua đó, kịp thời trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động

Xác định công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLÐ) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, khẳng định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, NLÐ và quan tâm hỗ trợ NLÐ khó khăn giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Hiệu quả, vai trò công tác BVQLNTD đối với các cơ quan chức năng cũng được nâng lên.

Ðảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Hàng năm, vào mùa mưa lũ, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá, cầu cống… gây ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện. Trước thực trạng đó, ngay từ những tháng đầu năm, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã chủ động các phương án ứng cứu, khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt.

Phát huy vai trò của cơ quan dân cử

Trong ngày làm việc đầu tiên, một trong nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 11 là nghe Thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đến sau kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh khóa XV. Trong đó có những kiến nghị rất thiết thực, liên quan đến phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội.

Ðẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, người dân trong tỉnh đã đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa gạo. Nhờ đó góp phần giảm sức lao động, chi phí đầu tư; nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, thúc đẩy liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân.