Nghề làm long nhãn ở xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đã duy trì nhiều năm, góp phần tiêu thụ quả nhãn tươi cho các hộ dân trên địa bàn. Thời điểm này, các hộ chế biến long nhãn chuẩn bị tốt cơ sở vật chất; tổ chức thu mua, chế biến long nhãn; liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng lúa, ngô, rau màu đến các vườn cây ăn quả, nông dân Sông Mã đang khẩn trương lao động, chăm sóc cây trồng. Đồng hành cùng nông dân, cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xuống tận đồng ruộng, hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật chăm sóc từng loại cây trồng, tất cả hướng đến một mùa vụ bội thu.
Về bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đầu năm mới, trên những đồi cây, chồi non, lộc biếc đang vươn mình trỗi dậy đón nắng xuân ấm áp. Vượt qua một năm với bao khó khăn, thách thức, bằng sự nỗ lực, đoàn kết vươn lên, người dân nơi đây đang viết tiếp câu chuyện no ấm của vùng đất bên dòng sông Mã.
Năng động trong phát triển kinh tế; nhiệt tình trong công việc, tích cực đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; luôn gần gũi, quan tâm giúp đỡ mọi người. Đó là nhận xét của các thành viên về ông Đào Ngọc Bằng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn, xã Chiềng Khoong (Sông Mã).
Về xã Chiềng Khoong (Sông Mã) những ngày này, chúng tôi ấn tượng với sự đổi thay, những ngôi nhà xây kiên cố mọc lên ngày càng nhiều. Trên những vườn nhãn, đồng lúa người nông dân ra sức thi đua lao động sản xuất. Bản làng thanh bình, no ấm.
Nhắc đến Sông Mã, hẳn nhiều người nhớ ngay đến miền đất của những trận gió Lào cuồn cuộn, khô nóng, nhưng lại nổi tiếng bởi những trái nhãn ngọt đậm, dày cùi và long nhãn cũng mang hương vị rất đặc trưng. Cùng với sự phát triển của cây nhãn, nghề làm long nhãn nơi đây cũng đã duy trì lâu đời và ngày càng khẳng định vai trò trong việc tiêu thụ quả nhãn tươi cho người dân. Tuy nhiên, nghề này chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất hộ gia đình đơn lẻ. Huyện Sông Mã đang chủ trương liên kết các'lò đơn' thành 'làng nghề' chế biến long nhãn tại xã Chiềng Khoong, từng bước xây dựng thương hiệu long nhãn Sông Mã.
Những ngày cuối cùng của năm 2020, chúng tôi tới thăm HTX nông nghiệp Hoàng Tuấn, bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong (Sông Mã) đúng lúc ông Đào Ngọc Bằng, Giám đốc HTX đang thăm vườn nhãn. Trò chuyện với chúng tôi, ông Bằng phấn khởi nói: Vụ nhãn năm nay đúng dịp dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính phải tạm đóng cửa khẩu, khiến cho việc tiêu thụ nông sản trong nước gặp khó khăn. Lúc đó, những người trồng nhãn như chúng tôi đứng ngồi không yên vì lo không tiêu thụ được sản phẩm. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các cơ quan chức năng tỉnh và huyện, chúng tôi đã bán hết sản phẩm nhãn với giá có lúc còn cao hơn cả năm 2019.
Cùng với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn quả tươi, các doanh nghiệp, HTX và người trồng nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã còn tích cực chế biến long nhãn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi có dịp về xã Chiềng Khoong (Sông Mã), được chứng kiến sự đổi thay nơi đây từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhiều tuyến đường bê tông nội bản sạch đẹp, giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận lợi; những vườn nhãn xanh tốt, nhiều nhà cao tầng của các hộ dân xây dựng kiên cố, khang trang.