Ngày 19/10, chương trình hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề: 'Đoài Melody – Giai điệu Đoài' của Đài Hà Nội sẽ diễn ra tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê, nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.
Biến đất công thành nơi đổ rác thải; Đình Chu Quyến - Dấu ấn xưa của xứ Đoài; Họp chợ kín đường Dương Lâm phường Văn Quán; Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên phố Nguyễn Văn Tuyết... là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là cơ hội mà nếu tận dụng được sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, thụ hưởng văn hóa của Nhân dân. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ có những tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật mang biểu tượng thời đại Hồ Chí Minh.
Sáng 23/2 (tức 14 tháng Giêng), UBND huyện Ba Vì, Hà Nội, tổ chức khai mạc Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Giáp Thìn và khai trương Du lịch huyện Ba Vì năm 2024 tại Di tích Lịch sử - văn hóa Quốc gia đền Hạ, thuộc xã Minh Quang.
Sáng 23-2 (tức 14 tháng Giêng), UBND huyện Ba Vì tổ chức khai mạc Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và năm du lịch Ba Vì tại Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Hạ, thuộc xã Minh Quang. Tới dự có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, hình ảnh những người trông nom, coi sóc đình làng, gọi là cụ từ, quen đến nỗi đi vào thành ngữ với 'Lừ đừ như ông từ vào đền'. Ở thời buổi thị trường, việc chung của làng ít nhiều bị sao nhãng, người trẻ về phố làm ăn, còn lại bóng dáng các cụ từ lầm lũi theo năm tháng giữ lề thói quê hương.
Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê, với duy nhất một tòa đại đình ba gian hai chái, với hoa văn trang trí đặc sắc cả trên đất nung và gỗ.
Với việc mở rộng địa chính Thủ đô, Hà Nội ôm trọn hai vùng văn hóa lớn: văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài. Ngoài hai dòng chủ lưu ấy, còn có một phần văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Sơn Nam Thượng. Đó là một kho tàng văn hóa khổng lồ, từ hệ thống di tích cho tới các loại hình diễn xướng dân gian, lễ hội, phong tục tập quán...
Ba Vì là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên du lịch dồi dào. Sau 15 năm kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (1/8/2008 - 1/8/2023), du lịch Ba Vì ngày càng khởi sắc và khẳng định vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn.
Lễ hội du lịch Ba Vì 2022 sẽ khai mạc vào ngày 16/4 tới tại Khu du lịch Ao Vua, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng tới du khách trong nước và quốc tế. Chuỗi hoạt động cùng hưởng ứng chương trình kích cầu ngành du lịch, sau hai năm đình trệ bởi dịch COVID19.
Nhằm tăng cường giao lưu, xúc tiến, mở rộng hợp tác, mở rộng thị trường và liên kết phát triển các sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì với các địa phương khác trong cả nước; thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Ba Vì trong năm 2022 và những năm tiếp theo, UBND huyện Ba Vì giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới đa dạng và hấp dẫn.
Lễ khai trương du lịch Ba Vì năm 2022 sẽ diễn ra ngày 16/4 tại Khu du lịch Ao Vua nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và nghỉ dưỡng đến du khách trong nước và quốc tế.
Trong hơn 70 nghìn hiện vật của Bảo tàng Hà Nội, có những hiện vật trị giá hàng tỷ đồng, có những cổ vật vài trăm năm tuổi, lại có cả những kỷ vật đặc biệt, gắn bó với cả cuộc đời con người... Chúng được các tập thể, cá nhân hiến tặng và chủ nhân của nhiều hiện vật quý báu ấy đã không cầm được nước mắt khi trao đi. Thế nhưng, trao đi để lưu truyền giá trị cho cộng đồng, cho mai sau...
Sáng 11/10, Vĩnh Phúc tổ chức lễ đón nhận bảng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, di tích kiến trúc nghệ thuật đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường).
Sáng 11/10, tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ đón nhận bảng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, di tích kiến trúc nghệ thuật đình Thổ Tang.
Cuốn du ký của tác giả Thùy Linh cho cảm giác như chúng ta không chỉ đọc mà còn được đi thông qua những dòng chữ. Dưới con mắt của một nữ họa sĩ yêu tự do, yêu thiên nhiên, mỗi miền đất như Mông Cổ, Đức, Ai Cập… hiện lên sống động. Một trong những chuyến đi vào mùa Giáng sinh ghi dấu mãi trong tôi chính là về Đường Lâm, hay đúng hơn là về những ngôi làng quanh vùng Ba Vì, Sơn Tây.
Cứ mỗi độ Xuân về, các điểm di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa nổi tiếng của huyện Ba Vì lại thu hút lượng lớn du khách đến chiêm bái, cầu cho một năm mới bình an. Du lịch văn hóa tâm linh ngày càng phát triển, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách gần xa.
Không được nhiều người biết đến như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến hay đình Mông Phụ, thế nhưng khi đặt chân đến đình Tường Phiêu (xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), người ta mới thấy được cái khác lạ, cái đặc biệt, cái hiếm có của ngôi đình này khi được tận mắt thăm quan.
Ngành Du lịch Thủ đô đang từng bước khai thác tiềm năng du lịch ngoại thành nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát triển toàn diện du lịch, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.