Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục hải quan các tỉnh: Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam và Gia Lai - Kon Tum tăng cường chống gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp mía đường từ Lào.
Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan một số địa phương tăng cường công tác chống gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp đường mía từ Thái Lan trung chuyển qua Lào vào Việt Nam.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh: Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Gia Lai - Kon Tum tăng cường công tác chống gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp đường mía từ Lào.
'Detroit châu Á' sẽ đưa ra các biện pháp khuyến khích mới để thúc đẩy ngành sản xuất pin trong nước và áp dụng xe buýt, xe tải sử dụng năng lượng mới khi nước này tìm cách củng cố vị thế là trung tâm sản xuất xe điện.
Việc đường mía Thái Lan được trợ giá, liên tục được tuồn vào Việt Nam qua nhiều con đường bất hợp pháp đã khiến ngành sản xuất mía đường của nước ta lâm vào cảnh phá sản, hàng ngàn hộ nông dân trồng mía mất thu nhập, hàng trăm doanh nghiệp lâm vào túng quẫn. Để thị trường mía đường trong nước được phục hồi, liên tục trong nhiều năm qua, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đang phải căng mình chống lại 'đường tặc', bất chấp hiểm nguy.
Bao bì đẹp mắt gắn nhãn hiệu Thái Lan và giá cả phải chăng của đường lậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà máy sản xuất đường nội địa. Người tiêu dùng nên cảnh giác với chiêu 'đánh lừa thị giác' từ đường nhập lậu.
Mía Đường Sơn La đã thông qua việc tăng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ 2022 - 2023 từ 100% lên 150% khi giá đường lập đỉnh 12 năm.
Việc Ấn Độ đang xem xét cấm xuất khẩu đường từ tháng 10, được dự báo sẽ giúp cổ phiếu đường trong nước bứt phá, nhưng liệu rằng nhóm ngành này có thể bật tăng như kỳ vọng?
Giá đường lên cao giúp Mía đường Sơn La ghi nhận mức lãi kỷ lục trong niên độ vừa qua. Theo đó, công ty dự kiến trả cổ tức bằng tiền tỉ lệ 100%.
Giá đường trong nước nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao và đi cùng pha với giá đường thế giới trong năm 2023, do đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường của Việt Nam.
SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành đường với điểm nhấn giá đường cao thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2023. Giá mía đường thường tương quan với giá cổ phiếu.
Trong năm nay khi hàng xuất khẩu trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, thị trường nội địa luôn là cứu cánh cho các doanh nghiệp trong nước. Để bảo hộ sản xuất trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, nhà quản lý cần tăng cường các hàng rào kỹ thuật trong thương mại để ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng nhập khẩu từ các nước, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước.
Hội nhập kinh tế sâu rộng, hàng hóa của doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội xuất khẩu ra các thị trường quốc tế, thì đồng thời hàng hóa nước ngoài cũng đổ mạnh vào thị trường trong nước. Điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro, đó là các mối đe dọa tăng lên từ hàng nhập khẩu...
Bất chấp các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam, hàng chục tấn đường mía lậu - chủ yếu là đường Thái Lan đang liên tiếp được tuồn vào thị trường nước ta.
Bước sang tháng 10, người dân trồng mía bắt đầu chuẩn bị cho vụ thu hoạch với nhiều mong đợi được mùa, được giá trong bối cảnh các cây trồng khác ngày càng bấp bênh. Diễn biến tích cực của thị trường cùng với hiệu quả từ chính sách áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đã khiến niềm vui của người dân trồng mía càng được nhân lên. Ngành mía đường Việt Nam năm nay dự báo sẽ tiếp tục có một vụ ép 'thắng lợi kép'.
Dự báo ngành đường Việt Nam sẽ có niên vụ 2022/23 khởi sắc sau khi áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu. Tuy nhiên, áp lực vẫn còn đè nặng ngành này khi mà 'bóng ma' buôn lậu, gian lận thương mại vẫn chưa được kiểm soát triệt để.
Ngày 8/10, Tổng cục quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, đang trong quá trình xác minh, làm rõ vi phạm, xử lý theo quy định pháp luật vụ vận chuyển 14,5 tấn đường Thái Lan có dấu hiệu nhập lậu và gian lận về hạn sử dụng.
Kết luận của Bộ Công Thương xác định nguyên liệu đường từ Thái Lan đã được doanh nghiệp một số nước ASEAN sử dụng để sản xuất và xuất khẩu sang Việt Nam. Đây thực chất là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đường Thái Lan được Việt Nam áp dụng trước. Vì vậy, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cần phải áp thuế trở về trước đối với hành vi lẩn tránh này.
Ngày 1/8/2022, Bộ Công Thương Việt Nam đã ban hành Quyết định 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.
Đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, có nguồn gốc nguyên liệu từ Thái Lan sẽ bị Việt Nam áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hơn 47,6%.
Các nước sản xuất đường lớn hạn chế xuất khẩu, nguồn cung toàn cầu gặp khó khăn, Việt Nam đứng trước thử thách đáp ứng nhu cầu đường trong nước.
Trong khi giá đường thế giới ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây, giá đường Việt Nam vẫn duy trì mức thấp và thấp hơn các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ ASEAN tràn ngập, trong khi nhu cầu chưa thực sự phục hồi.
Có những dấu hiệu ban đầu cho thấy đường từ Thái Lan có thể nhập khẩu thông qua các nước ASEAN để lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, cạnh tranh tăng cao, các biện pháp phòng vệ thương mại là 'lá chắn' bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Song bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng cần chủ động theo dõi tình hình, nắm bắt quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ quyền hợp pháp của mình.