Ngày 8/1, Thủ tướng Thụy Điển bày tỏ tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng sẽ không đáp ứng tất cả những điều kiện mà Ankara đưa ra.
Nhật báo The Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ào ngày 2/1, Cảnh sát đã bắt giữ hơn 30 nghi phạm khủng bố tại tỉnh Hatay ở miền Nam nước này trong một chiến dịch đặc biệt.
Lực lượng cảnh sát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 16 người bị tình nghi là thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK) và 17 chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tờ Al-Watan Syria đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý rút toàn bộ quân đội khỏi miền bắc Syria sau cuộc đàm phán ba bên có sự tham gia của Moscow, Ankara và Damascus vào đầu tuần trước.
Tờ Al-Watan dẫn nguồn tin riêng cho biết sau cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva, Ankara đã đồng ý rút quân khỏi miền Bắc Syria.
Cuộc hội đàm ba bên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tại Moscow hôm 28/12 (giờ địa phương) là dấu hiệu rõ ràng cho nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Ankara và Damascus sau hơn một thập kỷ đóng băng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cùng những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã có cuộc đàm phán ba bên tại Moskva ngày 28/12, lần đầu tiên sau 11 năm.
Bộ trưởng quốc phòng và người đứng đầu cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp những người đồng cấp Syria tại thủ đô Moscow - Nga ngày 28-12, lần đầu tiên kể từ năm 2011.
Các cơ quan tư pháp của Pháp ngày 26-12 cho biết, nghi phạm bị bắt liên quan đến vụ nổ súng khiến 3 người Kurd thiệt mạng ở trung tâm Paris vào tuần trước đã bị truy tố tội giết người và cố ý giết người với động cơ phân biệt chủng tộc và tàng trữ vũ khí trái phép.
Theo Reuters, tối ngày 23/12 (giờ Việt Nam), 3 người đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương trong vụ xả súng tại một trung tâm văn hóa của người Kurd và một tiệm làm tóc tại trung tâm thủ đô Paris, Pháp.
Nhóm người biểu tình người Kurd đã đụng độ với cảnh sát ở trung tâm thủ đô Paris (Pháp), sau khi một vụ xả súng diễn ra ở thành phố này khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.
Các thông tin ban đầu của cảnh sát Pháp cho thấy, kẻ nổ súng khủng bố sát hại 3 thành viên của cộng đồng người Kurd ở quận 10 thủ đô Paris là một phần tử cực hữu, từng có tiền án tấn công các trại tị nạn.
Ít nhất 9 người bị thương khi một quả bom điều khiển từ xa phát nổ trên đường cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng 16/12.
Ngày 15/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông đã đề xuất với người đồng cấp Nga Vladimir Putin thành lập cơ chế ba bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Syria để thúc đẩy hoạt động ngoại giao giữa Ankara và Damascus.
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ triển khai không kích ở miền Bắc Syria. Clip công bố cho thấy, mục tiêu đã bị phá hủy sau cuộc không kích.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng chiến dịch trên bộ mới sẽ giúp Ankara kiểm soát tuyến đường dài 600km ở biên giới với Syria và giảm thiểu các mối đe dọa từ khu vực này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhắc lại đề nghị Nga đẩy lùi 'tổ chức khủng bố' cách xa biên giới của họ 30 km theo thỏa thuận song phương năm 2019 trong bối cảnh Ankara cho biết sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới mới ở miền Bắc Syria và Iraq.
Sau chiến dịch trên không nhắm vào lực lượng dân quân người Kurd ở miền Bắc Syria mà cả Nga và Mỹ đều phản ứng, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đó chỉ là khởi đầu và đánh tiếng sẽ thực hiện một chiến dịch trên bộ.
Nga xác nhận rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để thảo luận về các cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Ngày 9/12, không quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào một tháp truyền thông quan trọng gần làng Saluk trên vùng nông thôn phía bắc Raqqa, địa bàn do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát.
Theo Văn phòng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan bày tỏ hy vọng rằng, cuộc khủng hoảng này 'sẽ kết thúc càng sớm càng tốt'.
Hàn Quốc thông báo là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2017-2021, trong khi đó Phần Lan đang xem xét cho phép xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Phần Lan, Thụy Điển giữ lập trường cứng rắn đối với các tay súng người Kurd mà Ankara coi là khủng bố để đổi lấy sự ủng hộ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là điều kiện đảm bảo sự ủng hộ của Ankara với nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan.
Thụy Điển và Phần Lan mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ không phản đối hồ sơ xin gia nhập NATO, đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu hai nước này cứng rắn hơn với các nhóm người Kurd bị Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
TTXVN tại Cairo- Ai Cập dẫn lời cư dân địa phương và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, ngày 30-11, Nga đã triển khai quân tiếp viện tới một khu vực thuộc miền Bắc Syria hiện do các chiến binh người Kurd và quân đội chính phủ kiểm soát, giữa lúc cộng đồng quốc tế lo ngại về một cuộc tấn công trên bộ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảnh báo của Đức được đưa ra khi Ankara tiếp tục từ chối phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc không kích ở miền Bắc Syria nhắm vào YPG, nhánh vũ trang Đảng Công nhân người Kurd, lực lượng vốn đang hợp tác với Mỹ để chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan IS trong khu vực. Ankara đe dọa một chiến dịch tấn công khác trên bộ.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cảnh báo về các mối đe dọa tiềm ẩn đến đại sứ quán ba nước phương Tây và một tổ chức quốc tế lớn đề nghị không nêu danh tính.
Một số đại sứ quán các nước phương Tây và tổ chức quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được cảnh báo về mối đe dọa an ninh mới ở thủ đô Ankara. Trong khi đó, Ngoại trường Serbia nói rằng có nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố trong vài tuần tới tại Ankara.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội nước này đã sẵn sàng tấn công trên bộ vào miền Bắc Syria và quyết định có thể được đưa ra trong cuộc họp nội các tuần này.
Yêu cầu được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch không kích quy mô chống lại lực lượng dân quân người Kurd (YPG) ở miền Bắc Syria, cáo buộc YPG đứng đằng sau vụ đánh bom ở Istanbul hôm 13/11.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng cường tấn công ở Syria. Sau cuộc các không kích dữ dội là những trận pháo kích liên hoàn nhằm vào khu vực miền Bắc Syria.
Ngày 27/11, Trưởng đoàn đàm phán Thụy Điển Oscar Stenström thông báo Stockholm đã có bước tiến mới trong việc đàm phán gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và chỉ còn một số bước nhỏ nữa để đạt được mục tiêu.
Cuối ngày 26/11, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào các vị trí của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), chủ lực là dân quân người Kurd và Quân đội Syria phía bắc Syria.
Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom vào các vị trí của lực lượng người Kurd ngay gần căn cứ không quân của Nga ở miền Bắc Syria.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố nước này sẽ phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển vào đầu năm tới.
Với các buộc lực lượng dân quân người Kurd (YPG), đứng đằng sau vụ tấn công khủng bố ở Istanbul ngày 13/11 khiến gần 90 người thương vong, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch tấn công trả đũa; trong khi Mỹ hậu thuẫn YPG, thành phần chính của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) một liên minh đa sắc tộc và đa tôn giáo chủ yếu là người Kurd, để chống IS.
Đúng như tuyên bố trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp triển khai các cuộc không kích ở Syria và 254 tay súng đã bị 'vô hiệu hóa'.
Ankara cho biết sẽ phê duyệt hai nước Bắc Âu vào NATO nếu Phần Lan và Thụy Điển 'thực sự nỗ lực' chống khủng bố.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết Quốc hội nước này sẽ chấp thuận tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển vào đầu năm 2023. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện tiên quyết để phê duyệt hai nước Bắc Âu này.
'Hungary chắc chắn ủng hộ họ (Phần Lan và Thụy Điển) gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chính phủ chúng tôi ủng hộ và quốc hội cũng sẽ nhất trí', Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định.
Quân đội Mỹ cho rằng các cuộc không kích gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria đã đe dọa sự an toàn của binh sĩ Mỹ tại nước này, đồng thời cho biết leo thang căng thẳng có thể làm tổn hại nỗ lực chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Một tư lệnh lực lượng người Kurd ở Syria gần đây lên tiếng kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden hành động để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ đưa binh sĩ và xe tăng vượt biên giới Syria, truy quét người Kurd.