Anh Nguyễn Viết Khi sinh 1944 tại Gia Thanh - Gia Viễn - Ninh Bình. Nhập ngũ 1965, vào C10D15E284 pháo phòng không. Người nhỏ gọn, nhanh nhẹn, tính tình luôn vui vẻ với mọi người. Mới đầu anh được phân công làm chiến sĩ thông tin ở bộ phận chỉ huy.
Nhà tôi gần đường của một phường nằm trung tâm thành phố Vinh, sát với Quảng trường Hồ Chí Minh nên được chứng kiến những ngày tháng 5 vừa qua, thật rộn ràng, náo nức.
Một sáng mùa đông dễ cách đây đến hơn chục năm. Đang ngồi làm việc, cửa ra vào của phòng tôi đột nhiên bị che kín. Ngẩng lên, thấy một người đàn ông tầm thước, nước da sạm nắng, mặc bộ quân phục cũ, vai khoác tay nải đã sờn.
Sát cánh cùng với công nhân Nhà máy Trường Thi trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931là những nông dân của xã Hưng Dũng đã vùng lên mạnh mẽ, đấu tranh giành chính quyền tự chủ.
Lớn lên trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tôi có 14 năm tham gia quân đội. Trong đó có 8 năm an điều dưỡng ở các trạm trại quân y. Còn 6 năm tôi cùng đồng đội liên tục chiến đấu ở các chiến trường Quân khu 4 và Lào.
Những ngày cận Tết nguyên đán năm 1971, đơn vị chúng tôi rất vất vả chạy mùa mưa, rồi nước Lào về nước. Được bổ sung lính mới, được khen thưởng, được quân chủng tin cậy bí mất cho làm sân by Troóc trên đỉnh Trường Sơn một tháng. Ăn Tết ngay trên công trường và được lệnh tham gia hợp đồng các quân binh chủng, quyết tâm giải phóng tỉnh Quảng Trị.
Ít làm thơ. Nhưng có Nhà giáo ưu tú nguyễn Khuân quê Yên Thành, Nghệ An. Sau một lần cùng họp hội Kiều học Việt Nam, tôi được thầy viết tặng bài thơ này năm 2017 làm tôi vô cùng xúc động. Chân thành cảm ơn thầy và xin gửi tới bạn đọc.
Chúng ta chuẩn bị đón tết trong độc lập tự do, đông đủ, vui vẻ. Tôi xin chúc tết mọi người và kể lại chuyện ăn tết đầu tiên trong đời bộ đội của mình.
Mờ sáng 20/7/1972. Một loạt bom B52 trút xuống. Hai đồng chí nằm cùng hầm là Nga và Ngõ hy sinh tại chỗ. Tôi bị thương nặng. Đồng đội vội thay phiên nhau, càng tối đến trạm phẫu gần nhất có phiên hiệu 204 và được phẫu thuật ngay.
Chủ trương của Đảng cho phép thành lập hội CCB Việt Nam. Tôi cứ tưởng các ông tướng tá mới được vào hội như một số nước châu Mỹ, châu Âu. Hoặc chỉ có bộ đội thắng Pháp ở Điện Biên mới được vào Hội.
Bạn đọc Hoàng Mai Long ở xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung?
Cùng nhập ngũ với tôi (tháng 8/1966) có hai bạn cùng quê là C với K. Sau 3 tháng huấn luyện gấp cả ba chúng tôi đều được bổ sung cho tiểu đoàn 9F324 ở mặt trận Quảng Trị nhưng khác đại đội.
Anh là Nguyễn Công Khang, sinh năm 1938. Chị là Hoàng Thị Liệu hơn anh 1 tuổi. Cả hai sinh ra trên mảnh đất làng Hạ của xã Hưng Dũng, nay gọi là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh (Nghệ An). Nơi đây từng có phong trào yêu nước của giai cấp công nông tại nhà máy Trường Thi và phong trào vùng lên giành độc lập tự chủ của Nhân dân mà Bác Hồ đã từng ví như một 'làng Đỏ' thời kỳ 1930 - 1931.
Sau khi bị thương nặng ở gần thành cổ Quảng Trị, tôi phải bó bột toàn thân. Chỉ trừ cổ và hai cánh tay, các lực lượng chuyển dần tôi ra Bắc, địch khống chế mạnh các tuyến đường giao thông thuộc phía Nam quân khu 4-thương binh bị dồn lại ở viện 112 rất đông.
Vào học cấp 2, tôi đã được thầy giáo dạy văn cho tôi mượn và hướng dẫn tôi đọc một số tác phẩm văn học trong nước và của cả nước ngoài. Trong đó, có cuốn: Thép đã tôi thế đấy của Liên xô trước đây, đã dịch ra tiếng Việt.
Biết tôi hay viết tin câu lạc bộ Trái tim người lính và một vài tờ báo, cô Hạ sỹ Minh Huệ, thời chống Mỹ là đồng đội của vợ tôi, hỏi tôi câu này. Tôi chột dạ im lặng giây lát vì bất ngờ, bâng khuâng không trả lời ngay. Tôi ầm ừ vì câu hỏi đúng, thầm trách mình. Bởi lâu nay, tôi cứ viết về đồng đội, về bản thân, về đồng bào chứ phía một nửa cuộc đời mình thì thiếu bình đẳng.
Anh Nguyễn Duy Sang sinh 1946- quê Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội. Nhập ngũ 1964, hơn tôi hai tuổi quân, 2 tuổi đời. Anh em chúng tôi quen biết nhau đầu năm mậu thân (1968). Khi đã là lính bộ binh chiến đấu rồi bị thương ở chiến trường miền Nam, cùng được ra an điều dưỡng ở tiểu đoàn 203 của đoàn 200 quân khu 4.
Tôi đã ở tuổi 75, năm kia để kỷ niệm 55 năm ngày lần đầu đến với Trường Sơn. Đường HCM lịch sử, từ nổi nhớ không nguôi, tôi quyết định thực hiện một chuyến đi thăm lại Trường Sơn một mình. Tại các nghĩa trang quốc gia ở Quảng Trị, tôi đã được cùng các đoàn CCB tổ chức đến thắp hương một số lần. Còn phía tây tôi vẫn ao ước nhiều năm.
Bộ đội Trường Sơn có từ năm 1959, gần 10 năm sau tôi mới được nối tiếp đồng đội lên Trường Sơn hoạt động. Đó là năm 1968, khi giặc Mỹ thua đau vì sự nổi dậy đồng loạt của toàn miền nam đầu tết Mậu Thân. Chúng phải ngừng đánh phá miền Bắc, nhưng lại dùng đủ loại bom đánh phá phía tây dãy Trường Sơn thuộc lãnh thổ nước CHDCND Lào. Chiến sự trở nên vô cùng ác liệt.
Phường Hưng Dũng thành phố Vinh (Nghệ An) có chợ phía đầu đường Tuệ Tĩnh, cuối đường Đinh Lễ - nằm trong khuôn viên của khối Trung Hưng. Bề thế rộng rãi, chợ lớn nhất nhì trong thành phố. Chợ được khánh thành từ năm 2000. Nhà tôi ở gần, nên khi mới cưới, tôi rất lo sự hỗn tạp vì mua bán ồn ào, bẩn thỉu, nơi sẽ gây ra những mầm mống dịch bệnh cho mọi gia đình gần chợ.
Trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù, mặc dù phải mang trên mình những vết thương 'cứ trở gió lại đau nhức nhối', với tỷ lệ thương tật đến 81% cơ thể, nhưng người thương binh quả cảm Đặng Sỹ Ngọc không chịu nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục làm việc để cống hiến cho đời, luôn là người có ích cho xã hội.
Quê tôi có câu ngàn ngữ: 'Có phúc hay lội/Có tội hay trèo'. Tôi biết bơi lội từ lúc còn nhỏ. Bởi bố mẹ tôi từng sống với ông bà ngoại tôi trên thuyền bè. Chính vì biết bơi lội sớm nên tim phổi và cơ thể tôi mạnh khỏe, tâm trí tôi biết xử lý với nước nhanh, nên tôi từng thoát chết vì nước nhiều lần.
Tôi được sinh ra trên phần đất Nghệ Tĩnh, nơi có dòng sông La, sông Lam hợp thành, nó chạy qua bến Thủy, rồi đổ ra biển Thái Bình Dương.
Anh Nguyễn Viết Phượng sinh năm 1953, ở một làng quê nghèo, giàu lòng yêu nước - xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Học giỏi, tháng 8/1971, anh nhận giấy báo nhập học vào Trường Đại học Bách khoa.
Giữa năm 1968, giặc Mỹ tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc. Mới chừng được 5 ngày, tại các khu vực trung tâm tỉnh Quảng Bình người người ồn ào, náo nức hơn cả những ngày hội.
Vợ chồng tôi sinh được một trai 2 Gái tại thành phố Đỏ. Các con chăm ngoan. Thứ tự vào các Trường Đại học nay đã có việc làm và gia đình ổn định. Vợ chồng Già chúng tôi đã có thêm 7 cháu nội ngoại. Nhưng tất cả đều ở xa.
8 giờ ngày 24 tháng 3 năm 2023 , tôi được Ban liên lạc truyền thống đơn vị mời có mặt tại Bảo tàng phòng không, không quân ở Hà Nội, kỉ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn phòng không giải phóng 673.
Tôi có vài lần suýt bị địch bắt sống trên đất Quảng Trị. Đây là lần thứ ba, sáng ngày 1/7/1972 một cán bộ tác chiến trung đoàn 284 dẫn 5 anh em tiểu đoàn 15 chúng tôi vào thành cổ Quảng Trị để tìm vị trí làm trận địa cho pháo. Đoàn gồm sáu người, chỉ có hai khẩu súng AK, có một máy thông tin 2W -P109 của Nga. Còn lại đều mang súng ngắn.
Có một chuyện cười đã 53 năm, để mãi trong lòng. Nay kể lại không rõ có ích gì không, bởi tôi nh ớ không nguôi một trận cười thành một kỷ niệm ở đời. Nhiều lần muốn kể, song cứ ái ngại bởi nó chỉ là một chuyện (trạng tục) gặp phải trong người lính trẻ.
Kết thúc chiến tranh, tôi là thương binh nặng trở về sinh sống tại quê hương ở Thành phố Vinh, Nghệ An. Do mặc cảm thương tật khiến tôi không tính đến chuyện lập gia đình. Thế rồi nhờ được người thân giúp đỡ, vun vén, tôi đã có một gia đình hạnh phúc cho đến ngày hôm nay. Và người tích cực nhất là mẹ tôi, một cán bộ phụ nữ địa phương đã nghỉ hưu.
Ai cũng biết ngày 27/2 hàng năm là ngày kỹ niệm thầy thuốc VN, đến nay đã 68 năm kể từ ngày Bác Hồ khen ngợi đội ngũ 'Thầy thuốc như mẹ hiền'.
Các đồng chí thông tin viên, cộng tác viên (TTV-CTV) thân mến!
Các đồng chí thông tin viên, cộng tác viên (TTV-CTV) thân mến!
Sau khi sách: 'Trái tim người lính' của tôi được nhà xuất bản Nghệ An in ấn phát hành. Đã có một số ý kiến bình luận khen ngợi. Nay tôi xin phép tác giả Song Thanh được tải lại bài (đẹp thay trái tim người lính) in trên báo Quân đội nhân dân ngày 21/9/2022 như sau:
CCB, thương binh Đặng Sỹ Ngọc kể chuyện chiến đấu: Năm 1964, Sư đoàn 324 bước vào giai đoạn trực tiếp đánh Mỹ. Đến năm 1966, tôi được nhập ngũ bổ sung cho Đại đội 2, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 90 của sư đoàn 324, có nhiệm vụ thay phiên chốt giữ ở huyện Gio Linh (Quảng Trị), tập trung nhiều nhất là địa bàn xã Gio An.
Cùng tuổi ngoài 70, mình có hơn 60 năm là bạn. Hôm nay tôi mới chợt nhận ra, bao điều kì diệu trong 60 năm chúng mình.
Những ngày tháng Bảy này, chúng tôi đã gặp nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh... mỗi người đều là hiện thân của đức hy sinh cao cả, nghị lực phi thường để vượt qua nỗi đau mất mát và thương tật.
Trong số bốn mươi tám người cùng đợt khám tuyển, có lẽ mình là người ít tuổi nhất. Ba thằng mình: Ngọc, Khôi, Chín xấp xỉ nhau. Ai lạ gì tuổi thanh niên bộp chộp, cả ba cùng nhận giấy triệu tập đi khám nghĩa vụ mà reo lên sung sướng. Ôi tiếng cười rộn rã trong nhà, ngoài vườn, lan đến bà con cô bác người thân. Nói sao hết nỗi lòng của chúng mình đang sôi lên, một niềm vui vừa đến.