Nước sạch và ký ức xếp hàng lấy nước một thời

Ngày 1-11-1886, Tổng trú sứ tại Hà Nội Paul Bert qua đời tại bệnh viện. Nguyên nhân được các bác sỹ xác định là do bệnh kiết lỵ bắt nguồn từ việc uống nước chưa đun sôi kỹ. Từ lý do này chính quyền Pháp bắt đầu tính chuyện xây dựng nhà máy nước sạch để cung cấp cho binh lính, công chức và kiều dân Pháp sống trong thành phố.

Chuyện ít biết về khu Đồn Thủy - nhượng địa một thời cho thực dân Pháp ở Hà Nội

Năm 1873, Pháp mang quân từ Sài Gòn ra đánh chiếm thành Hà Nội. Vì vũ khí lạc hậu nên quan quân triều đình nhà Nguyễn có nhiệm vụ bảo vệ thành đã thua trận, Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và tuẫn tiết khi sa vào tay quân địch...

Những câu chuyện lịch sử về tên gọi của quận Hà Đông

Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi chế độ phong kiến Việt Nam ra đời, đó là xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc và lập tỉnh Hà Nội. Như vậy, Hà Nội trở thành một tỉnh như 30 tỉnh khác trên đất Việt Nam. Cái tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà Nội bị bao bọc bởi sông Hồng ở phía Đông Bắc và sông Đáy ở phía Tây Nam. Tỉnh Hà Nội lúc bấy giờ gồm 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa và Lý Nhân.

Cũng như cửa hàng bán quần áo, thật khó có thể biết chính xác Hà Nội có bao nhiêu quán cà phê, nhưng chắc chắn sẽ là con số rất lớn. Không chỉ ở các con phố, nhiều người còn áp dụng mô hình kinh doanh không cần mặt tiền, họ mở quán cà phê trong ngõ ngách, trên tầng các chung cư. Cà phê ở Hà Nội là câu chuyện thú vị nhưng cũng nhiều khi phải nén tiếng thở dài.

Chùm ảnh cực giá trị Hà Nội những ngày đầu giải phóng

Vào ngày 10/10/1954, các lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện cuộc hành quân lịch sử tiến về Hà Nội, tiếp quản thủ đô.

Bất ngờ ngày quân Pháp rút khỏi miền Bắc trước giải phóng Thủ đô

Dù 10/10 được chọn làm ngày Giải phóng Thủ đô, tuy nhiên trước đó nhiều ngày, quân đội Pháp đã bắt đầu 'cuốn gói' khỏi các huyện ngoại thành của Hà Nội.

Chuyện ngựa ở Hà Nội xưa

Cuối thế kỷ XIX, thời Vua Tự Đức, phương tiện đi lại của các quan huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (tỉnh Hà Nội) là võng và kiệu. Với thị dân, họ dùng: cáng (2 người khiêng); xe đẩy (có 1 bánh, 1 người kéo, 1 người đẩy) và đặc biệt là xe ngựa. Bánh xe ngựa bằng gỗ chở được 4 người. Những xe này chở khách từ ngoài các cửa ô vào trong thành và chở khách từ trong thành ra.