Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, nếu không có chính sách đột phá, khi đề xuất thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng được Quốc hội thông qua (dự kiến tại Kỳ họp tháng 5 tới), sẽ khó tạo khác biệt; do đó, cần mạnh dạn áp dụng chính sách cấp phép cho tập đoàn đa quốc gia mà không cần có dự án. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, một số tập đoàn đã đặt vấn đề này.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế được đánh giá cao, còn lạm phát thì không quá đáng lo ngại. Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được củng cố, minh chứng qua con số 6,17 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới trong quý I/2024, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Từ ngày 27 đến 30-3, trong khuôn khổ chương trình Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Trung Quốc, đoàn công tác thành phố Đà Nẵng do Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn dẫn đầu đã tham gia một số hoạt động, tìm hiểu kinh nghiệp về phát triển Trung tâm tài chính.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tích cực, nhưng cần hơn nữa các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ của tương lai.
Dù thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang rất tích cực, song phần lớn nguồn vốn này đến từ các đối tác truyền thống, chứ chưa có sự bứt phá từ nhà đầu tư Âu - Mỹ.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn, có lực lượng lao động trẻ nên tương lai có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển, nhất là hợp tác sản xuất chuỗi linh kiện toàn cầu.
Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 'cất cánh'.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam đang chững lại, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hàng đầu của nhà đầu tư Hàn Quốc.
Ngày 5/2 vừa qua, Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc công bố dữ liệu khẳng định, 'Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc'. Đây là nền tảng tốt cho năm mới Giáp Thìn 2024 bởi các nhà đầu tư Hàn Quốc được nhận định là đối tác tiềm năng trong chiến lược phát triển Việt Nam.
Năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm thành công của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Ngay tháng đầu năm, tình hình đã khá khả quan, với 2,36 tỷ USD vốn đăng ký.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng, vị trí, vai trò của Việt Nam trong dòng chảy FDI toàn cầu tiếp tục được nâng lên. Việt Nam chính là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với tổng số vốn FDI đăng ký năm 2023, bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, đạt khoảng 36,6 tỷ USD - tăng 32,1% so với năm trước.
Sáng ngày 2/12, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình - Hàn Quốc năm 2023. Sự kiện nằm trong chuỗi Chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, hứa hẹn sự phục hồi của dòng vốn ngoại.
Chia sẻ về chính sách thu hút đầu tư tại Kanagawa, Nhật Bản, Thống đốc Yuri Kuroiwa cho biết, tỉnh đang có nhiều chính sách ưu đãi cho đầu tư công nghệ, phân tích dữ liệu trong y tế và các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Với tầm nhìn 'Together for Tomorrow - Enabling People' (Cùng nhau vì ngày mai – Trao quyền cho mọi người), tập đoàn Samsung đang tập trung triển khai các hoạt động bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai.
Ngày 10/11, lần đầu tiên Ngày hội Trách nhiệm xã hội (CSR Day) được tổ chức dành cho các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các trường đại học, cơ quan báo chí trong các hoạt động cống hiến xã hội...
Samsung hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng Việt Nam thông qua đa dạng các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội, từ các chương trình đào tạo nhân tài công nghệ tương lai dẫn dắt cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0 đến các hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho cộng đồng.
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI luôn chiếm ưu thế trong xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua. Cùng những chuyển biến về chất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài với sự có mặt của ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn, hoạt động xuất khẩu của khu vực này cũng đang có những chuyển biến tích cực khi đóng góp của các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng ngày càng lớn.
Chia sẻ của ông Nakagawa Tetsuyuki, Chủ tịch Tập đoàn Aeon Mall Việt Nam trong phiên thảo luận chuyên đề của hội nghị 'Gặp gỡ Nhật Bản 2023' ngày 2/11 khẳng định thái độ tích cực của các doanh nghiệp Nhật đối với Việt Nam.
Ngày 2/11, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ban Tổ chức Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam và các cơ quan, tổ chức Nhật Bản tổ chức Hội nghị 'Gặp gỡ Nhật Bản 2023' (Meet Japan 2023) tại Hà Nội.
Thu hút đầu tư nước ngoài đã có nhiều dấu hiệu của sự khởi sắc. Thời điểm để tăng tốc có lẽ đã bắt đầu.
Kết thúc tháng 9, cả nước thu hút được 20,21 tỷ USD vốn FDI, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tận dụng cơ hội.
Ngày 7/10, tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản, tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư với Nhật Bản năm 2023 tại thành phố Nha Trang, nhân kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Khánh Hòa đã thu hút được 111 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,825 tỷ USD. Trong đó có 6 dự án FDI Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,652 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng vốn FDI.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn và thách thức, lạm phát lan rộng, nền kinh tế Việt Nam dự đoán vẫn có những bước tiến đáng kể vào cuối năm 2023.
Khép lại quý 3-2023, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục khả quan. Tổng vốn đăng ký của 9 tháng đạt 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuất công nghiệp và xuất khẩu vẫn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và hiện cũng chưa xuất hiện sự phục hồi rõ nét.
Tình trạng thiếu điện, mất điện cục bộ ở miền Bắc trong tháng 5, tháng 6 năm nay đã tạo ra những hiệu ứng tiêu cực cho môi trường kinh doanh của Việt Nam. Nếu tình trạng này không cải thiện, lặp lại vào năm 2024, có thể nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chọn Việt Nam, hoặc thậm chí rời bỏ Việt Nam.
Dù vẫn là nhà đầu tư hàng đầu, nhưng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng chậm lại. Bởi thế, đang có một sự kỳ vọng rằng dòng đầu tư từ Nhật sẽ đột phá trở lại.
Nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ nay đến hết năm 2023, TP Hà Nội sẽ nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, qua đó giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và kết nối đầu tư giữa DN quốc tế với DN trong nước.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và vốn thực hiện đều tăng trở lại cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang từng bước khởi sắc sau một thời gian dài suy giảm.
Cả vốn đầu tư đăng ký và vốn thực hiện đều tiếp tục tăng trở lại. Điều đó cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang từng bước khởi sắc hơn, sau một thời gian khá dài suy giảm.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng trở lại sau nhiều tháng suy giảm, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta. Tuy nhiên, nhằm giữ môi trường đầu tư hấp dẫn, rất cần hình thức hỗ trợ mới để thích ứng với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng từ ngày 1-1-2024.
Nhiều cơ chế hấp dẫn đang được đề xuất để thu hút dòng vốn ngoại như hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ chi phí sản xuất...
Việt Nam đang thu hút các dự án FDI về công nghiệp bán dẫn với giá trị hàng tỷ USD. Nhưng cần có sự chuẩn bị bài bản và đột phá để tận dụng hiệu quả cơ hội này.
Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 7 tháng qua được đánh giá là tích cực, trở thành động lực cho tăng trưởng trong bối cảnh nhiều lĩnh vực quan trọng khác rơi vào tình thế 'trầm lắng'. Dự báo, hoạt động của lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp đà khởi sắc trong thời gian tới, góp phần đắc lực vào tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.
Xu hướng đầu tư vào Việt Nam gần đây đã tích cực hơn và dần phục hồi, sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và biến động chính trị, kinh tế toàn cầu.
Với sự ổn định về chính trị, kinh tế vĩ mô, có nhiều tiềm năng phát triển nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA)..., Việt Nam trở thành 'bến đỗ' hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, muốn thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hơn nữa, Việt Nam cần tiếp tục tích cực cải thiện môi trường đầu tư.
Mặc dù từ đầu năm đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn trong xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên dấu hiệu tích cực là mức giảm ngày càng thu hẹp.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư - kinh doanh của nước ta
Chiếm chưa tới 1% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, song hiệu quả dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Nhật Bản được đánh giá khá tốt và dư địa để các doanh nghiệp tiếp tục 'mở cõi' ở thị trường này vẫn rất tiềm năng...
7 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 2,34 tỷ USD, tăng khoảng hơn 1 tỷ USD so với 6 tháng đầu năm.
Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo các chính sách liên quan đến hỗ trợ đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tham mưu cho Chính phủ...
Việt Nam vẫn thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện... Các chuyên gia cho rằng sẽ có dự án tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.
Lần đầu tiên trong năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một chu kỳ hồi phục mới?
Việc áp thuế tối thiểu toàn cầu trở thành vấn đề cấp thiết cần sớm đưa ra các giải pháp ứng phó khi nhiều đối tác đầu tư lớn của Việt Nam sẽ áp dụng quy định này từ ngày 1/1/2024.