Dù vốn ngoại vẫn vào VN, trước thực trạng sản xuất khó khăn vì dịch, đã có doanh nghiệp dời một phần hoạt động sang quốc gia khác khi các nhà mua hàng tìm nguồn cung thuận lợi hơn.
Sau thời gian ba tháng thực hiện giãn cách với nhiều biện pháp nghiêm ngặt, nhiều doanh nghiệp (DN) đang rất nóng lòng mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần 'chậm mà chắc', có phương án cụ thể theo tình hình DN.
Sau thời gian dài thực hiện giãn cách để phòng dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) bày tỏ mong muốn được tái sản xuất. Muốn như vậy, việc tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa COVID-19 cho công nhân lúc này là vô cùng cần thiết.
Hỗ trợ xét nghiệm miễn phí cho công nhân các nhà máy đang thực hiện '3 tại chỗ' hoặc '2 địa điểm, 1 cung đường'. Đây là một trong những đề xuất của TPHCM với Chính phủ trong số nhiều giải pháp nhằm duy trì, ổn định sản xuất.
Tại các tỉnh phía Nam, nhiều lao động quyết định nghỉ việc về quê. Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh lại tiếp tục thêm nỗi lo bảo toàn nguồn nhân lực.
Theo các doanh nghiệp (DN), tiến độ tiêm vắc-xin hiện nay có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch duy trì và ổn định sản xuất của các DN.
Việc giãn cách kéo dài cùng với nhiều nhà máy tạm ngưng hoạt động do không thể đáp ứng tiêu chí '3 tại chỗ' đang khiến cộng đồng doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đứt gẫy chuỗi cung ứng nội địa.
Dù TPHCM đang trong thời gian giãn cách xã hội nhưng những nhóm ngành hàng trọng yếu của thành phố như cơ khí, dệt may, đồ gỗ vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đang ngày càng trở thành gánh nặng đối với TPHCM khi ngưỡng chịu đựng của các doanh nghiệp đã đi tới giới hạn. Nhiều hiệp hội ngành nghề đã bắt đầu lên tiếng cầu cứu khi điều kiện sản xuất, kinh doanh suy giảm nghiêm trọng do phải giãn cách dài ngày.
Với hơn 400.000 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh được xem là 'công xưởng' của cả nước. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19, thành phố Hồ Chí Minh đã, đang đồng hành, hỗ trợ tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp bằng các cơ chế, chính sách phù hợp để duy trì, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu không nhanh chóng tiêm vaccine để tăng độ bao phủ rộng, thì mọi sự chống đỡ cũng rất mong manh, cho nên lãnh đạo TPHCM quyết tâm tìm nguồn vaccine để tiêm cho người dân.'Mục tiêu của TPHCM là tiêm vaccine toàn bộ người dân thành phố. Do nguồn cung không thể có một lúc, nên phải theo lộ trình. Cố gắng trong năm 2021 phải tiêm được 2/3 người dân thành phố đang trong độ tuổi được tiêm vaccine. Hiện nguồn vaccine đang được đàm phán với nhà cung ứng, tùy loại vaccine được quy định tiêm cho từ độ tuổi nào', đó là ý kiến của ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp ngày 10.6.Đây là thông tin rất đáng mừng, vì lãnh đạo thành phố bày tỏ quyết tâm tiêm vaccine cho người dân. Nếu đạt được tỉ lệ 2/3 người dân được tiêm như nêu trên thì đó là thành công rất lớn.Đại dịch COVID-19 đã gây cho TPHCM tổn thất nặng nề. Tính trong 5 tháng qua, hơn 42.500 công nhân tại TPHCM bị mất việc hoặc ngừng việc, 9.308 doanh nghiệp ngưng hoạt động do COVID-19. Chúng ta có thể thấy rõ đợt bùng dịch lần thứ tư sẽ tác động đến các doanh nghiệp còn ghê gớm hơn, hậu quả của nó chưa lường hết được.Sẽ còn nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động và tất nhiên nhiều người lao động mất việc làm.Vừa qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất chính quyền TPHCM chi 1.075 tỉ đồng để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn là cần thiết, nhưng sẽ không biết bao nhiêu tiền cho đủ nếu như không ngăn được dịch.Ngăn được dịch mới bảo đảm sản xuất, ngăn được dịch chỉ có duy nhất một công cụ, đó là vaccine.Tại buổi gặp gỡ trên, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí - điện TPHCM, cũng nói chỉ có giải pháp 'Vaccine - Vaccine - Vaccine' mới giải quyết được các vấn đề sản xuất hiện nay'.Đúng là chỉ có vaccine mới cứu được sản xuất, các giải pháp khác về hỗ trợ vốn vay, giảm thuế cũng không thể cứu được doanh nghiệp khi bị đứt gãy sản xuất. Và đáng sợ thay, chỉ có một F xuất hiện thì có thể đóng cửa nhà máy, ít nhất là
Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh có đông công nhân hiện nay khá cao, nên các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn được tiếp cận nguồn vaccine để tiêm cho người lao động.
'Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược, quyết định để chúng ta thoát khỏi đại dịch'…
Lãnh đạo TP. HCM đã nghe, ghi nhận và cùng bàn giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trước mắt, giải pháp tiêm vaccine là yếu tố quyết định và căn cơ để đối phó đại dịch.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp để trao đổi, tìm giải pháp thực hiện mục tiêu kép của TP vào sáng nay, 10-6
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng cần mở rộng và tăng cường hợp tác, liên kết để tìm nguồn vaccine phòng dịch COVID-19.
Giá thép, vật liệu xây dựng và các vật tư khác tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ, người dân không dám xây, sửa nhà.
Xu hướng dịch chuyển của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các 'đại bàng' công nghệ đến đầu tư tại Việt Nam đang ngày càng rõ nét. Điều này có tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (DN CNHT) Việt hay không? Câu trả lời là có, nhưng để nắm bắt được cần có điều kiện cần (nỗ lực DN) và điều kiện đủ (chính sách của Nhà nước). Và xem ra vẫn còn quá xa vời với DN.
TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu cả nước thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo Chương trình CĐS quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và siêu nhỏ, chiếm số đông trong cộng đồng DN, đang gặp nhiều khó khăn, đối mặt không ít thách thức trong quá trình CĐS...
Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Để chuyển đổi số, các doanh nghiệp (DN) cần ba yếu tố cơ bản là tài chính, nguồn nhân lực và một chính sách hỗ trợ minh bạch.
Thị trường vừa có tín hiệu khả quan hơn, doanh nghiệp nhiều ngành chưa kịp thở phào nhẹ nhõm đã phải cân não giải bài toán chi phí vì giá nguyên liệu, vận tải tăng vọt
Làm sản xuất công nghiệp hỗ trợ chưa bao giờ dễ dàng với doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, để đưa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ do mình sản xuất tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng, với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhiều doanh nghiệp trong nước đã từng bước vươn mình, gia nhập ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Và Công ty Cơ khí Duy Khanh là một điển hình. Hãy đón nghe câu chuyện kể từ ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh về chặng đường gian nan của mình.
10,13 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp ngoại, Việt Nam vẫn là quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong những năm tới. Trong khi đó, nhiều DN nội lại than phiền 'dưới thảm đỏ vẫn còn rất nhiều đinh'.
Ngày 24-3, tại Khu Công nghệ cao (KCNC) TPHCM, Công ty Cơ khí Duy Khanh chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Cơ khí chính xác Duy Khanh.
Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của thành phố nhằm hồi phục sau dịch bệnh cũng như tận dụng được sự dịch chuyển của chuỗi giá trị toàn cầu mang lại.
Kể câu chuyện công ty mất gần 3 năm vẫn chưa xin được giấy phép xây dựng dự án, ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh, Chủ tịch Hội Cơ khí Điện TP HCM - cho biết thời gian càng kéo dài thì cơ hội mất đi, rủi ro gia tăng.
Ngày 3-10, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề 'Khôi phục và phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay'.
Việc áp dụng bảo trì thiết bị, máy móc có kế hoạch theo công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) đã giúp Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh giảm được số lần hỏng máy phải dừng sản xuất từ 23 trường hợp xuống 11 sau 1 tháng triển khai, năng suất ở công đoạn kẹp của máy phay tăng gấp 10 lần.