Tình trạng giết mổ, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật mắc bệnh làm gia tăng nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh, ảnh hưởng đến lĩnh vực chăn nuôi và sức khỏe người dân. Cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
Sau một thời gian dài ảm đạm, giá lợn hơi đã liên tục tăng nhanh trong vài tháng trở lại đây. Trên địa bàn tỉnh, hiện nay giá lợn hơi đang duy trì ở mức từ 62.000 - 65.000 đồng/kg, có thời điểm trên 70.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong khoảng 2 năm qua. Giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi có lãi cả triệu đồng/con lợn, nhưng nhiều hộ chăn nuôi lại không còn lợn để bán vì dịch tả lợn châu Phi thời gian qua. Mặc dù giá lợn hơi cao, nhưng người chăn nuôi vẫn thận trọng tái đàn, tăng đàn vì sợ rủi ro về dịch bệnh và giá cả.
Các tháng đầu năm nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi liên tục xảy ra tại nhiều thôn, bản thuộc 9 xã của 5 huyện ở tỉnh Điện Biên. Chính quyền các địa phương và ngành chức năng hiện đang nỗ lực kiểm soát, nhằm sớm khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan.
Để chủ động ngăn ngừa việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, chăn nuôi, giết mổ, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Hiện nay, các dự án hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 gặp khó do vướng các quy định của Luật Chăn nuôi. Vì vậy, cơ quan chuyên môn và các địa phương trong toàn tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, linh hoạt trong các hình thức hỗ trợ con giống nhằm giúp người dân phát triển sản xuất nông nghiệp.
Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một trong những khâu quan trọng trước khi đưa thực phẩm tươi sống đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đều là quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, nằm cách xa nhau; lực lượng làm công tác kiểm soát giết mổ còn mỏng… là hàng loạt những hạn chế khiến công tác quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập.
Để ngăn chặn các loại gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào địa bàn, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hiện nay hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, không bị dịch bệnh xâm nhập.
Bài 2: Cần quyết liệt phòng chống bệnh dạiĐBP - Hiện nay, thời tiết đang bước vào mùa hè nắng nóng. Đây là môi trường thuận lợi, rất dễ phát sinh bệnh dại ở đàn chó, mèo, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người. Tuy nhiên, công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn; đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cấp, các ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả.Bài 1: Những bài học đau xót từ sự chủ quan
ĐBP - Thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm sút, đây chính là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Do đó, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương hướng dẫn người chăn nuôi chủ động triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
ĐBP - Đẩy mạnh tiêm phòng cũng như tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là các biện pháp mà ngành Thú y tỉnh đã và đang triển khai nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
ĐBP - Trên địa bàn tỉnh, dịch tả lợn châu Phi đã và đang được kiểm soát, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát cao trong thời gian tới do vi rút dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường. Trong khi đó, hình thức chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ (chiếm 95%), khó áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Để tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, cơ quan chuyên môn đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể.
ĐBP - Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát nguy cơ xâm nhiễm dịch cúm gia cầm (CGC), bảo vệ sản xuất và ngăn chặn các nguy cơ lây sang người, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp.
ĐBP - Hiện nay, thời tiết đã vào mùa rét, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch bệnh đang được các ngành chức năng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt.
ĐBP - Song hành với phát triển lĩnh vực chăn nuôi, hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh cũng phát triển. Tuy nhiên, tình trạng người dân tự mua thuốc thú y về chữa bệnh cho vật nuôi, không theo hướng dẫn của cơ quan thú y vẫn diễn ra khá phổ biến. Các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y phần lớn nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư gây khó khăn cho vấn đề kiểm soát. Đâu là giải pháp để quản lý chặt chẽ việc này?
ĐBP - Năm 2022, chăn nuôi tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức do tác động của diễn biến thời tiết khó lường. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ngành Nông nghiệp tỉnh và đơn vị chuyên môn các địa phương triển khai nhiều biện pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh, tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
ĐBP - Sau một thời gian được khống chế, hiện dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát mạnh trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, số lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi phải tiêu hủy gần bằng cả năm 2020. Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn và xử lý dứt điểm các ổ dịch tả lợn châu Phi, các cơ quan chức năng, địa phương cần tích cực triển khai các giải pháp, đặc biệt, người chăn nuôi tuyệt đối không chủ quan trước diễn biến dịch bệnh.
ĐBP - Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh, ca bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh vào ngày 16/4 tại bản Co Muông, xã Pá Khoang (TP. Điện Biên Phủ). Tính đến hết ngày 26/7, bệnh đã lây lan ra 86 thôn bản thuộc 30 xã, với 221 hộ dân thuộc 7 huyện với tổng số gia súc mắc bệnh là 450 con bò và 1 con trâu. Trong đó đã có 11 con bò, bê chết phải tiêu hủy (tổng trọng lượng là 975kg) và có 125 con đã khỏi triệu chứng lâm sàng.
ĐBP - Trước tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) do chủng vi rút A/H5N8 đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, theo đánh giá từ các cơ quan chức năng, dịch bệnh có thể lây lan trên phạm vi rộng. Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát nguy cơ xâm nhiễm dịch CGC nguy hiểm, các sở ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai những giải pháp ban đầu nhằm phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất và ngăn chặn các nguy cơ lây sang người.
ĐBP - Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn đang diễn biến khó lường.
Vào các ngày từ 19 đến 21/10, gần 80 tấn cá lồng nuôi tại hai khu vực cách xa nhau hàng trăm mét trên hồ Hồng Khếnh (xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị chết hàng loạt.
Dịch tả lợn châu Phi đang tái phát tại một số địa phương của tỉnh Điện Biên khiến người dân vô cùng lo lắng, gây ảnh hưởng đến việc tái đàn trong bối cảnh giá lợn đang tăng cao.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát tại nhiều xã của tỉnh Điện Biên, khiến người chăn nuôi lo lắng.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên, tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến khá phức tạp.
ĐBP - Ông Đỗ Thái Mỹ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi có diễn biến khá phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, từ tháng 6 đến tháng 7/2019, tình hình dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu giảm, nhưng đến nay lại có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ bùng phát trở lại. Tính đến ngày 16/9, toàn tỉnh đã có 26 xã, phường tái phát dịch tả lợn châu Phi sau khi đã công bố hết dịch (sau 30 ngày).