Sản xuất lúa vẫn được xác định là hướng đi chính trên đồng ruộng của tỉnh. Cùng với đảm bảo an ninh lương thực, cây lúa góp phần nâng cao giá trị và thu nhập trên diện tích canh tác. Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu hiện nay, cây lúa được nhiều địa phương lựa chọn thực hiện để đạt chỉ tiêu 'Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn'. Tuy nhiên, các mô hình này mới chỉ dừng lại ở quy mô ban đầu, phần lớn chưa được triển khai ra diện rộng.
Những năm qua, cơ cấu giống vụ lúa xuân luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sản xuất vụ lúa xuân hiện nay đang tiếp tục có sự chuyển đổi, giảm tỷ lệ lúa lai, tăng tỷ lệ lúa thuần năng suất, chất lượng cao. Đây là hướng đi giúp bảo đảm cả về năng suất và giá trị trên diện tích gieo cấy.
Kiên cố hóa (KCH) kênh mương là giải pháp hiệu quả nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh đã KCH được hơn 1.000 km, chiếm gần 25% tổng chiều dài kênh mương, chủ yếu là kênh tưới chính. Các địa phương, HTXDVNN trong tỉnh đang tranh thủ các nguồn lực để từng bước hoàn thiện hệ thống kênh mương kiên cố.
Kỳ 2: Khơi thông nguồn lực - tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn
Chuột luôn là đối tượng gây hại nguy hiểm trên đồng ruộng. Tại nhiều thời điểm và vùng sản xuất, chuột gia tăng gây hại đến mức báo động, ảnh hưởng đến năng suất lúa và cây trồng. Vì vậy, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nhiều biện pháp diệt trừ chuột bảo vệ sản xuất.
Cảm nhận đầu tiên khi về các xã nông thôn mới (NTM) đó chính là sự đổi thay trên các con đường. Cảnh sắc khang trang, đường bê tông rộng, phẳng, hai bên đường, cây xanh và các loại hoa được trồng xen kẽ làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc...
Giá lợn hơi duy trì ở mức thấp trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng gấp 2,3 lần và neo trong thời gian dài đang khiến người nuôi thua lỗ nặng. Không ít làng truyền thống nuôi lợn bỗng chốc đứng trước nguy cơ bị 'xóa sổ' khi có đến 80 % số hộ phải bỏ nghề…
Huyện Bình Lục đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, phấn đấu đến năm 2030 trở thành huyện phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế khá, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững chung của tỉnh. Theo đó, trong những năm qua, Bình Lục đã phát huy những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của địa phương để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Mặc dù thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ tận dụng những thế mạnh và có các chính sách, định hướng đúng đắn nên tăng trưởng kinh tế của huyện đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, đúng hướng.
Những năm gần đây, phong trào trồng cây xanh được quan tâm, phát động mạnh mẽ từ tỉnh đến các địa phương. Đặc biệt, thực hiện Đề án 'Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025' của Chính phủ, tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch trồng 5 triệu cây xanh đến năm 2025 với mục tiêu hiệu quả và bền vững.
Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh chú trọng đến sản xuất lúa theo hướng hàng hóa tập trung. Cách làm này đã tạo bước đột phá lớn trên đồng ruộng: Sản xuất theo quy mô tập trung tạo thuận lợi áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa cơ giới hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm… Từ đó, nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất trên diện tích gieo cấy.
Những năm gần đây, lúa chất lượng được bố trí cơ cấu chiếm 45,5% tổng diện tích gieo cấy của tỉnh. Nhiều địa phương đạt trên 60% diện tích lúa chất lượng, hình thành những vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô tập trung.
Thời gian qua, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trong tỉnh đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng cao. Tuy nhiên, quá trình hoạt động vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Một trong những khó khăn là đội ngũ cán bộ HTX nhiều nơi tuổi cao, tác động không nhỏ đến việc đổi mới hoạt động, áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin... vào quá trình điều hành dịch vụ sản xuất.
Xã Bình Nghĩa là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp nhà kính, nhà màn. Hiện trên địa bàn xã đã xây dựng được 7 khu nhà kính và nhà màn, với tổng diện tích hơn 5.000 m2. Đây được coi là bước thay đổi lớn trong phát triển sản xuất tại địa phương, trồng những giống rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao.
Theo kế hoạch, năm 2022, toàn tỉnh tiến hành trồng mới 950 nghìn cây xanh các loại. Ngay từ đầu xuân, các địa phương đã tích cực hưởng ứng và triển khai hiệu quả việc trồng cây xanh.
Vụ xuân 2022 toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy 29.045 ha lúa. Thời vụ đang đến rất gần, các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị bảo đảm sản xuất thắng lợi.
Tại huyện Bình Lục, diện tích sản xuất lúa đặc sản nếp cái hoa vàng ngày càng được mở rộng, nhất là 3 – 4 năm trở lại đây. Vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy hơn 358 ha, tăng gần 80 ha so với vụ mùa trước. Lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn huyện đã được sản xuất theo cánh đồng, thuận tiện cho quá trình canh tác, từng bước hình thành vùng hàng hóa tập trung.
Cây lúa được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hà Nam. Giai đoạn 2015 - 2020, năng suất lúa bình quân ở Hà Nam luôn đạt mức cao của khu vực, trong đó riêng năm 2020 đạt hơn 62,2 tạ/ha/năm; tổng sản lượng đạt gần 380 nghìn tấn. Vụ xuân năm 2021, tỉnh Hà Nam có kế hoạch gieo cấy hơn 30.000 ha lúa với tỷ lệ lúa lai chiếm 35% diện tích, còn lại là nhóm lúa thuần chất lượng cao.